Return to site

TỐC ĐỘ ÁNH SÁNG LÀ CHẬM NHẤT?

Trong hệ quy chiếu các cấu trúc không khối lượng thì tốc độ ánh sáng là chậm nhất. 

Trong vật lý lý thuyết, chúng ta hiện có 2 hệ quy chiếu tính toán là cơ học cổ điển (Newton) và cơ học lượng tử (Einstein). Cả 2 hệ quy chiếu trên đều tính toán năng lượng dựa trên khối lượng. Vậy nếu trong hệ quy chiếu với các cấu trúc không khối lượng (nhưng vẫn mang năng lượng) thì năng lượng đó được tính toán như thế nào? Bài viết về Hệ quy chiếu không khối lượng.

Một thực thể CÓ khối lượng di chuyển luôn có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng (299,792,458 m/s). 

Theo thuyết tương đối của Einstein, ta có dùng toàn bộ năng lượng của vũ trụ cũng không thể gia tốc 1 hạt có khối lượng di chuyển đạt tốc độ bằng với tốc độ ánh sáng. Nhưng photon và vô số cấu trúc khác vẫn di chuyển với tốc độ ánh sáng đó thôi. Ai gia tốc cho chúng trong khi vũ trụ vẫn còn đó? -> phải có 1 cách tính khác trong hệ quy chiếu mới khi các công thức cũ đã không còn phù hợp.

Theo thuyết Zezro:

- Không có vận tốc giới hạn, chỉ có sự giới hạn của một thực thể làm giới hạn vận tốc của chính nó. 

- Một cấu trúc KHÔNG khối lượng di chuyển luôn có vận tốc tối thiểu bằng vận tốc ánh sáng.

Năm 1922, con người đo đạc được kích thước của vũ trụ tương đương 100,000 năm ánh sáng. 

Hiện nay con người đo đạc được kích thước của vũ trụ là 93 tỉ năm ánh sáng (gấp 930,000 lần). Như vậy con người cho rằng vũ trụ là giới hạn thực ra đó chính là giới hạn của con người mà không phải của vũ trụ và con người đang dần mở rộng giới hạn của mình.

Tương tự, vật lý lý thuyết cho rằng vận tốc ánh sáng là giới hạn. Đó cũng chính là giới hạn của con người mà không phải giới hạn của vận tốc. Do đó thuyết Zezro kết luận: "Không có vận tốc giới hạn, chỉ có sự giới hạn của một thực thể làm giới hạn vận tốc của chính nó."

Tốc độ ánh sáng là nhanh trong vũ trụ? Bên dưới là video mô phỏng ánh sáng di chuyển từ Trái Đất đến sao Hỏa với khoảng cách 54.6 triệu km.

Nếu ánh sáng di chuyển từ Trái Đất đến hố đen mà con người vừa chụp được tại tâm của thiên hà Messier 87 cách trái đất 55 triệu năm ánh sáng thì ta nhìn theo mô phỏng là 1 chấm đứng yên so với ta.

Theo kích thước vũ trụ mà con người quan sát được 93 tỉ năm ánh sáng. Thì tốc độ ánh sáng gần như là vô cùng chậm trong vũ trụ. 

Nếu kích thước vũ trụ được mở rộng hơn hay có 1 vũ trụ vô hạn chứa đựng vô số vũ trụ giới hạn (1 trong vũ trụ giới hạn đó chứa thiên hà Milky Way mà con người sinh sống) thì tốc độ ánh sáng gần như tiến dần về 0 trong thang bậc so sánh nhanh chậm.

Sang Do (Fed 6, 2022)