Return to site

THẢO LUẬN

THẢO LUẬN 1

A: Vậy thì có ai điều khiển vũ trụ hay không ?

B: Hi bạn, Điều khiển vũ trụ không phải là ai đó (ý thức - duy tâm) mà là quy luật vận động của năng lượng quyết định trạng thái của tất cả sự vật - hiện tượng trong vũ trụ. Tức những yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của vạn vật trong vũ trụ là khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người hay bất kỳ 1 sinh vật nào khác có ý thức.

Như tôi đã từng trình bày: "Trong vũ trụ sẽ có vô số bộ phim được sắp đặt sẵn (theo quy luật). Nhưng không có bộ phim nào giống bộ phim nào cả."

Tầm vĩ mô, con người hay bất cứ sự vật - hiện tượng nào khác đều là thành phần của 1 hệ quy chiếu, hay 1 hệ thống quy chiếu trong vũ trụ và mỗi yếu tố thành phần đều có giá trị tác động nhất định > có thể làm thay đổi kết quả của 1 bộ phim (nhưng đó cũng là do những quy luật sắp đặt sẵn).

Tầm vi mô, con người có thể kiểm soát 1 phần nào đó những hệ quy chiếu đơn lẻ nhưng đó cũng chỉ như hạt cát trong sa mạc vũ trụ. Nếu con người hiểu được các quy luật vận động của vũ trụ, sống theo những quy luật đó, biết được kết quả với những tác động khác nhau. Và con người dùng đặc quyền chủ động của mình để lựa chọn những tác động đúng đắn nhất > (quy luật) đưa đến kết quả tốt nhất.

Con người ở trái đất này ưu việt hơn các sinh vật khác ở đặc quyền chủ động. Tức chúng ta có quyền chủ động can thiệp vào tự nhiên và làm thay đổi kết quả có được. Chúng ta phải biết sử dụng đặc quyền chủ động của mình 1 cách tối ưu nhất. Các sinh vật khác cũng có thể tác động vào tự nhiên nhưng luôn ở trạng thái bị động, có thể nói là ngẫu nhiên.

Con người tồn tại trong vũ trụ này là 1 cơ duyên do quy luật vận động quyết định và cũng là 1 trọng trách lớn. Nếu chúng ta sống không xứng đáng với những gì thiên nhiên ban tặng thì chúng ta sẽ tự chuốc lấy đau khổ hoặc tự hủy diệt mình.

A: Đọc hết cũng hơi nản nên em chỉ có thể đọc qua vài ý thui nhân tiện hỏi luôn bác. Từ cấp 1 em đã thắc mắc tất cả sự vật sự việc thời gian là đi theo 1 chiều ngẫu nhiên hay là đã dc sắp đặt sẵn như xem 1 bộ phim? Thêm nữa là bác nghĩ con người sẽ theo kiểu phát triển quá rồi tự tiêu diệt mình như trong phim không? Nếu câu cú khó hiểu xin bác bỏ qua và mấy câu hỏi của em giống kiểu thách đố quá 📷

B: Câu hỏi của bạn tưởng chừng như sơ sài nhưng rất hay! Nếu theo mô hình của tôi thì tất cả sự vật - hiện tượng sẽ vận động theo chiều hướng ngẫu nhiên nhưng gắn liền với các quy luật. Tức trong vũ trụ sẽ có n hệ thống với sự ngẫu nhiên + quy luật đi kèm với hệ quy chiếu đó. Sự ngẫu nhiên xuất phát từ sự khác nhau trong vận động của 1 hoặc nhiều đối tượng ban đầu là xuất phát điểm sinh ra 1 hệ thống mới. Mỗi đối tượng cũng là 1 hệ thống, nhưng sự liên kết và tương đồng của từng hệ thống tạo ra các hệ thống lớn hơn hoạt động theo các quy luật. Mỗi tác động dù nhỏ của 1 đối tượng trong hệ thống đó, cũng làm cho sự phát triển chung và tính chất của hệ thống đó thay đổi. Do đó, tất cả sự vật-hiện tượng trong vũ trụ đều có mối liên hệ mật thiết, chuyển đổi qua lại và tác động lẫn nhau.

Đối với hệ thống với hệ quy chiếu là trái đất chúng ta đang sống, nó cũng bao gồm vô số các hệ thống cấu thành và có sự tương đồng nhất định. Nó vận động và phát triển theo các quy luật của hệ thống này hay nói cách khác là những cái mà con người gọi là khoa học thực nghiệm. Thực ra, khoa học thực nghiệm cũng chỉ là cánh tay nối dài của giác quan con người, chính là sự giới hạn tầm nhìn và tư duy bó hẹp trong hệ thống chúng ta đang sống. Cả tôi và bạn cũng vậy!

Dù khoa học thực nghiệm có đúng thì phạm vi cũng đa phần nằm trong quy luật thuộc hệ thống này. Nếu sang 1 hệ thống khác thì có thể sẽ sai. Và trong vũ trụ thì có n hệ thống như vậy. N hệ thống do n sự ngẫu nghiên + n quy luật chúng sẽ có tính chất và vận động khác nhau. Thế giới này > thái dương hệ > dải ngân hà > vũ trụ nhỏ quanh chúng ta có thể sẽ thay đổi cấu trúc hoàn toàn hoặc hủy diệt, mất đi làm tiền đề hình thành các hệ thống khác. Do đó, trong vũ trụ, mỗi hệ thống sinh ra, vận động và phát triển chỉ trong 1 thời gian. Sự phát triển chỉ dành cho mỗi hệ thống và hệ quy chiếu chứ không dành cho toàn bộ vũ trụ. Tức trong vũ trụ, nơi này có hệ thống phát triển mạnh mẽ, nơi kia có hệ thống đang tàn lụi.

Tôi cũng chốt với bạn câu trả lời là trong vũ trụ sẽ có vô số bộ phim được sắp đặt sẵn (quy luật). Nhưng không có bộ phim nào giống bộ phim nào cả. Còn câu hỏi thứ 2 thì trong nội dung diễn giải tôi đã đề cập, bạn đọc - tìm hiểu sẽ thấy được câu trả lời trong đó. Riêng vấn đề Không - Thời gian đi kèm với mỗi đối tượng trong vũ trụ và bản chất của Không - Thời gian thì tôi đã đề cập rất chi tiết trong phần trên. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì đọc kỹ sẽ thấy rõ.

A: "Như tôi đã từng trình bày: "Trong vũ trụ sẽ có vô số bộ phim được sắp đặt sẵn (theo quy luật). Nhưng không có bộ phim nào giống bộ phim nào cả." Tầm vĩ mô, con người hay bất cứ sự vật - hiện tượng nào khác đều là thành phần của 1 hệ thống trong vũ trụ và mỗi yếu tố thành phần đều có giá trị tác động nhất định > có thể làm thay đổi kết quả của 1 bộ phim (nhưng đó cũng là do những quy luật sắp đặt sẵn)." Tầm vi mô, con người có thể kiểm soát 1 phần nào đó những hệ thống nhỏ nhưng đó cũng chỉ như hạt cát trong sa mạc vũ trụ. Hỏi ngu : 1.-Chán bộ phim này , có đổi sang bộ khác được không ? 2.-Kết cục cũa bộ phim có thễ đoán trước được không hay phải chờ hạ màng mới biết 3.- Phim bộ kiễu đơn lẽ ( Bắc Mỹ như CSI ,NCIS từng episode, mỗi episode cốt truyện khác nhau) hay kiễu TQ (một loạt tới cuối cùng kết cục) 4.- Đạo diễn , Giám đốc sản xuất có quyền quyết định sự hiện hữu của nhân vật trong bộ phim là gì ? là ai

B: 1. Chính bạn cũng có thể thay đổi bộ phim của cuộc đời mình bằng những tác động thích hợp.

Đối với cá nhân, mỗi sự lựa chọn và quyết định của A trong cuộc đời đều sẽ đưa A đến 1 bộ phim khác nhau. Đối với con người, nếu chúng ta lựa chọn tàn phá thiên nhiên (phá rừng, diệt chủng những loại động vật...), bắn phá các thiên thạch, tạo mưa, chế tạo vũ khí hủy diệt, tạo ra những cuộc chiến, lựa chọn công nghệ phát triển...nó đều đưa chúng ta đến nhưng bộ phim khác nhau với những quyết định khác nhau.

2. Khi bạn xem phim, có những bộ phim rất dễ đoán kết cục theo những motif cũ, tình tiết đơn giản. Có những bộ phim rất phức tạp với nhiều tình tiết bất ngờ...nhưng nếu chúng ta nắm được những quy luật, dựng nên những mô hình...thì hoàn toàn có thể biết được kết cục của từng bộ phim, nếu trường hợp này...thì kết quả là A...trường hợp khác thì nó sẽ B...Do đó, có rất nhiều dự đoán hoặc bói toán hoàn toàn dựa vào những hiện tượng, biến phụ thuộc và những quy luật...chỉ khác nhau là các mô hình tính toán đơn giản, phức tạp hay cực kỳ phức tạp. Nó hoàn toàn là khoa học chứ không phải duy tâm gì cả, nhưng quan trọng là con người vươn đến được đâu trong sự phức tạp đó? 3. Tự bạn suy ngẫm lại và sẽ có câu trả lời về những bộ phim theo sở thích của bạn, trong vũ trụ vô số những bộ phim khác nhau (cả về thể loại, cốt truyện...), còn việc lựa chọn là do bạn định đoạt. 4. Tùy bộ phim nào? Nếu bộ phim về cuộc đời bạn, bạn và các quy luật sẽ là đạo diễn, bạn và ba mẹ là giám đốc sản xuất và bạn cũng chính là diễn viên chính. Bạn có quyền thay đổi những tình tiết, diễn viên phụ và kết quả theo sự lựa chọn, các quyết định trong cuộc đời mình như tôi đã trình bày ở trên. Còn về mỗi bộ phim khác nhau trong vũ trụ, quy luật vẫn là 1 phần tất yếu cho việc đạo diễn tất cả các bộ phim đó. Thân,

Sai Gon 2013

THẢO LUẬN 2

A:

Nếu ai đó phản đối hoặc từ chối những quyền và/hoặc những nhu cầu cơ bản mà bạn muốn họ có thì bạn có hạnh phúc không? Giải quyết nghịch lý này thế nào?

B:

Theo tôi quyền/nhu cầu cơ bản của một con người thì đã là một con người phải có điều đó, dù ít hay nhiều. Trừ khi họ bị cản trở bởi đối tượng thứ ba. Quyền/nhu cầu mặc định khi làm người mà chính họ còn không cần thì tôi thấy họ không phải là con người đúng nghĩa. Riêng nhu cầu cơ bản thì quá rõ ràng rồi vì nếu không có chúng thì con người không hoặc khó tồn tại. Nhưng quyền con người/quyền làm người thì không phải ai cũng nhận ra được. Có thể một nhóm người nào đó không muốn cho phần còn lại hiểu được mình sinh ra làm người thì có những quyền gì?

Và như vậy thì họ ko phải đòi hỏi -> Sinh ra họ là người nhưng sống họ là công cụ hoặc trạng thái nào đó – không còn là con người đúng nghĩa.

A:

Bạn vui lòng giải thích những hiện tượng dưới đây nhé:

- Mỗi ngày có hàng trăm người trên thế giới tự sát, hàng chục ngàn phụ nữ đi nạo phá thai. Họ đã từ chối quyền sống?

- Mỗi giờ có hàng triệu người hút thuốc lá, uống rượu, dùng ma túy bất chấp cảnh báo sự độc hai. Họ đã từ chối quyền an toàn sức khỏe?

- Mỗi ngày có hàng chục ngàn vụ việc hành chính mà đương sự chọn cách chen lấn, gian dối, hối lộ … thay vì làm đúng luật. Họ đã từ chối quyền dân sự?

- Mỗi kỳ bầu cử có từ vài % đến hàng chục % cử tri không đi bỏ phiếu. Họ đã từ chối quyền chính trị?

Ở bài trước, bạn nói rằng: “sống vì hạnh phúc chính đáng của người khác thì mình sẽ có nhiều hạnh phúc nhất”. Hạnh phúc chính đáng phải kể đến những quyền, những nhu cầu cơ bản của 1 con người mà mọi người phải có. Vậy nên tôi mới hỏi bạn thấy thế nào trước những nghịch lý mà tôi dẫn trên?

B:

“Nếu ta làm sao để càng nhiều người có được quyền con người, nhu cầu cơ bản của 1 con người thì hạnh phúc biết bao.”

Tôi xin phân tích tuần tự như sau:

“sống vì hạnh phúc chính đáng của người khác thì mình sẽ có nhiều hạnh phúc nhất” – kết luận này tôi đã giải thích ở đây. https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/663235961017723/

Tức người khác có nhiều hạnh phúc chính đáng thì chính mình sẽ có nhiều hạnh phúc nhất -> Để nhiều người có nhiều hạnh phúc chính đáng thì chúng ta phải có 1 môi trường mà bất kỳ ai khi sinh ra là con người đều phải có được nhu cầu cơ bản (quyền sống) và nhân quyền (quyền làm người).

Việc tạo môi trường, tạo điều kiện giáo dục khác với can thiệp vào tâm lý cá nhân.

Họ có quyền từ chối điều đó, nhưng nó không còn là chính đáng nữa. Ngay cả những người hạnh phúc vì kiếm thêm được nhiều tiền do lừa lọc người khác thì đó cũng không được xem là chính đáng.

Và việc tạo môi trường, tạo điều kiện giáo dục chính là nền tảng ban đầu. Thực ra chúng ta đang nói đa số chứ không phải là tất cả mọi người đều sử dụng tốt nó nhưng trước tiên phải có môi trường, có giáo dục đã mới nói đến số nhiều.

Hay nói rõ hơn, nhiều người thiện nguyện làm những việc nhỏ nhặt vì người nghèo, vì nhân quyền những thứ mà mỗi người nghèo nhận dù rất nhỏ nhưng giá trị của niềm hạnh phúc khi họ nở nụ cười là rất to lớn.

Mức độ tăng thêm hạnh phúc tỉ lệ nghịch với vị trí, mức sống của mỗi người. Khi chúng ta có thêm cái thứ 2, 3, 4…thì mức độ tăng thêm hạnh phúc sẽ giảm dần so với khi chúng ta có cái đầu tiên. Trong kinh tế cũng có 1 khái niệm tương tự là độ thỏa dụng. Và cái đầu tiên đó là cơ bản. Trao đổi này là quan điểm riêng, lý tưởng sống của mỗi người do mỗi người lựa

chọn vậy.

A:

Bạn đã đưa ra một định nghĩa (hay một phương pháp) để sống hạnh phúc, đó là tạo

lập, duy trì môi trường “sống và làm người” cho ‘xã hội’. Tôi cho rằng nó rất hay, nhưng cần làm rõ nhiều chi tiết, ví dụ bạn nên liệt kê thứ tự cao thấp của các nhu cầu được coi là cơ bản và “độ thỏa dụng” tương ứng …vv. Từ đó mới đánh giá được phương pháp “sống hạnh phúc’ của bạn có khả thi không, có thực chất

không.

Tôi dẫn 1 ví dụ để bạn đối chiếu: ô nhiễm không khí đe dọa môi trường sống của tất cả mọi người, nhưng nếu ngăn chặn mọi tác nhân gây ô nhiễm, i.e. công nghiệp, giao thông vận tải …vv thì lại có hậu quả khác như đói nghèo. Nghịch lý này giải quyết thế nào?

B:

Để rõ ràng hơn nữa về việc tạo lập 1 môi trường:

Nhu cầu cơ bản: Thở, thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi, nơi ở, bài tiết… Như vậy, trường hợp không khí ô nhiễm thì đến mức nào là đáng báo động. Con người không thể thở được?

Quyền con người: Tự do ngôn luận (Chỉ cần giới hạn trong việc được nói lên sự thật, được nêu chính kiến), được tự do tư duy, mưu cầu hạnh phúc, bảo vệ trước pháp luật, giáo dục, bầu cử, tín ngưỡng, tự do nghe, đọc, nhận thức, bình đẳng trước pháp luật…

Như vậy môi trường cơ bản chỉ cần đủ để sống như 1 con người và quyền làm người. Chưa cần yêu cầu cao hơn. Vậy all các nơi đều đã thỏa các điều kiện trên?

Ta chỉ cần những mảnh đất có được những điều kiện tối thiểu đó thì cây hạnh phúc sẽ dễ đơm hoa kết quả hơn.

Riêng câu hỏi cuối của bạn nằm ngoài ý tôi nêu ra nhưng tôi cũng có những ý kiến như sau:

- Giảm – cân bằng chứ không phải là ngăn chặn. Giống như lạm phát, lạm phát không xấu, 1 nền kinh tế không thể thiếu lạm phát, nó rất quan trọng với liều lượng vừa đủ. Tương tự ô nhiễm, nó là 1 hệ quả mặc định của xã hội loài người nhưng bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là vượt mức và nguy hiểm?

- Mối quan hệ giữa ô nhiễm và nghèo đói không chỉ theo tỉ lệ nghịch.

Có quốc gia rất giàu có nhưng cũng không ô nhiễm nhiều.

Có những quốc gia nghèo đói nhưng cũng rất ô nhiễm.

Mối quan hệ giữa ô nhiễm và nghèo đói phụ thuộc vào việc trình độ công nghệ, lựa chọn ngành, công cụ, tư liệu sản xuất và nguồn nhân lực.

Sài Gòn 2013

THẢO LUẬN 3

A:

Chắc bạn cũng có về nghe xã hội của người Kogi rồi chứ? Họ đang tồn tại, và họ đang chứng minh cho tính khả thi của xã hội mà mình nói, ở một cấp bậc có thể nói là tổng quát và chung nhất từng được nghe mà vẫn còn tồn tại trong thực tại (ý mình là có thể còn những cấp bậc cao hơn nữa nhưng không hiện diện trong thực tại này). Cái mình mô tả không phải để kéo loài người về sống như họ, mà là cố gắng hình thành một cách làm để xã hội của ta giống họ nhưng ở bậc phát triển chi tiết hơn chứ không tổng quát như thế, hiện nay, mình không chắc rằng vừa phát triển khoa học mà lại sống cân bằng và kết nối mạnh mẽ như họ là có khả thi hay không thôi ?!

* Liên kết thành 1 thể hay phân rã thành đa thể đã đem lại hệ quả gì?

2 câu hỏi gợi ý cho câu trên:

- Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là những khái niệm gì và nó có liên quan với nhau không, và nếu có thì mối liên quan chính nằm ở đâu?

- Tại sao con người ngày nay luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu, mọi người coi trọng chứ Tín nhất khi bắt đầu cùng làm việc gì đó với bất kỳ ai, đặc biệt là trong kinh doanh.

(Gợi ý những câu hỏi nhỏ hơn:

+ Tại sao khi đi xin việc, người đứng đầu luôn đòi hỏi ta phải có đạo đức [thực ra họ gọi chung chung là đạo đức mà đa phần không thực sự hiểu rõ mình đang nói về cái gì qua 2 chữ đó, họ đơn giản đòi hỏi sự trung thực (chữ tín) thôi, nhưng dùng đến cả chữ đạo đức mà họ còn không thể giải thích nổi một cách chính xác <đạo đức thực sự là cái gì>], nếu họ biết bạn không có sự trung thực họ có cho bạn làm không ?

+ Tại sao họ thường nói tài (trí) và đức và luôn xem trọng đức hơn? Cả xã hội đang nói đến đạo đức, luôn xem trọng đạo đức và đang dạy giáo dục công dân, dạy đạo đức. Nhưng có thực sự họ đang dạy nó? Hay họ đang dạy một thứ khác thấp hơn nó ? Và khi nói đến đạo đức, họ không biết mình đang nói nó một cách sáo rỗng, giống như vẹt vậy, thực ra họ luôn miệng nhắc đến đạo đức nhưng cái họ nghĩ chỉ đơn giản là những gì thuộc về nhân, nghĩa, lễ, tín)…

B:

Có rất nhiều mô hình xã hội mang tính lý tưởng hóa nhưng chúng đa phần đều xa rời cái gốc là xã hội loài người.

Xã hội của con người chứ không phải thần thánh - đó là cơ sở của tính khả thi.

"Tham" là cái gốc, là thuộc tính cơ bản của con người. Nếu bất kỳ ai là con người mà không có chứa một chữ "Tham" thì họ ko còn là con người nữa. "Tham" như chính những gì tôi đã phân tích trong Zezro. Đó chính là bản năng để bảo vệ sự sống và sinh tồn. Còn muốn được sống, được thở, muốn được giải quyết các nhu cầu bài tiết, chi phối bởi các cơ chế sinh học của sự sống thì con người vẫn chỉ là con người.

Một nhóm người Kogi chúng ta cũng chỉ được nghe kể lại. Câu chuyện về xã hội này có bị làm điện ảnh hóa, tiểu thuyết hóa hay không? Mô hình xã hội của họ thực tế có thực sự tuyệt vời? Có sự thêu dệt hóa nào ở đây? Ai trong chúng ta đã thực chứng chúng? Nhưng dù xã hội người Kogi có toàn vẹn như những gì chúng ta nghe kể lại thì:

1. Tuyệt vời tại sao không phát triển mạnh mẽ cộng đồng xã hội mà chỉ là trong một nhóm người? Lượng người Kogi tăng trưởng như thế nào hay như những thổ dân rồi bị đồng hóa, tàn lụi dần? Tại sao họ biến mất?

2. Xã hội loài người hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển trọn vẹn cái gốc "Tham" thì một mô hình xã hội như Kogi là khả thi? Hoàn toàn là không thể!!!

Bạn biết và tôi cũng biết điều đó. Ai cũng có thể lý tưởng trong suy nghĩ, hướng đến chân, thiện, mỹ và sự toàn vẹn. Nhưng thực tế là thực tế, thực tế là sự phát triển chung của toàn nhân loại và tận dụng hết mức để đạt được những gì có thể trong giới hạn của con người. "Tối đa hóa cái tối thiểu" hay "Sử dụng tối ưu nguồn lực có giới hạn"...Không thể tìm 1 phần rất nhỏ những người có tư duy vượt trội, tư tưởng thần thánh để làm 1 xã hội nhỏ được. Xã hội cộng đồng loài người với nhiều cá thể có sự chênh lệch về mọi thứ, nhất là về mặt tư duy, nhận thức, giáo dục...chúng ta không thể từ bỏ phần còn lại vì nó lớn đến mức, đó mới chính là xã hội loài người thực sự, đó mới là vấn đề chúng ta cần giải quyết và đó mới cần sự hài hòa, tính khả thi. Còn 1 nhóm tư tưởng nhỏ chỉ là những lãnh đạo tư tưởng không dân, những nhóm nằm ngoài con người ở 1 khía cạnh nào đó.

Hãy tập trung vào cộng đồng lớn, hãy sống tốt trong hình hài con người, hãy yêu thương và chia sẻ với những ai bất hạnh hơn, những ai sinh ra không được toàn vẹn. Tôi vẫn muốn chết như 1 con người với nụ cười trên môi. Xã hội loài người cần xây dựng từ những cái cơ bản nhất để ai cũng có thể sống như 1 con người đã là vô cùng khó. Không cần tìm thiên đường đâu xa, thiên đường nằm chính trong ta. Cánh cửa thiên đường luôn đóng kín sẽ tự động mở ra với những ai đứng trước nó với nụ cười trên môi và tình yêu trong sâu thẳm.

Sai Gon 2014

THẢO LUẬN 4

A:

Bạn có thấy trái đất (1 hạt cát trong vũ trụ) được tạo thành 1 cách hoàn hảo không ? Cái gì cũng tự nhiên mà có? Con người có phải sinh vật vĩ đại nhất về mặt cấu tạo trên trái đất này. Khoa học càng khám phá cơ thể con người càng thấy biết bao sự huyền diệu trong đó. Con người tiến hóa từ động vật chăng? Tôi không nghĩ như thế, chưa có động vật nào có cấu tạo gần giống với con người (cấu tạo bên trong) và dựa vào cái gì để tiến hóa tới mức độ siêu việt như vậy?

B:

1. Để biết trái đất và con người có hoàn hảo trong vũ trụ hay không thì tùy vào việc bạn lựa chọn đối tượng để so sánh. Một chiếc xe hơi so sánh với 1 chiếc xe đạp thì đúng thật hoàn hảo nhưng so với 1 chiếc phi thuyền thì khác. Trái đất sẽ hoàn hảo nếu được so sánh với các hành tinh khác trong vũ trụ nhỏ bao quanh trái đất mà con người quan sát được. Nhưng trong vũ trụ vô hạn sẽ có rất nhiều vũ trụ nhỏ tương tự, cũng sinh ra từ các Big Bang...thì việc so sánh sẽ khác đi rất nhiều. Tôi đã trình bày nhiều lần và cũng xin nhắc lại 1 lần nữa:

"Con người trước giờ vẫn quá ảo tưởng về vị trí và vai trò quyết định của mình trong vũ trụ. Tất cả những gì thuộc về con người chỉ là 1 hạt bụi trong vũ trụ vô hạn này (Có thể là 1 hạt bụi hiếm - quý giá nhưng trước mặt vũ trụ vô hạn thì tất cả là như nhau - Vấn đề cũng tương tự như hạt cát quý hiếm trái đất). Thực ra con người chỉ có thể tự tin về 1 vị trí và vai trò lớn trong vũ trụ nhỏ - nơi mà con người đang sống và nghiên cứu (cũng là nơi mà con người tự giam mình và vui sướng) nhưng con người nên nhớ rằng còn vô số những vũ trụ nhỏ như vậy nữa trong vũ trụ vô hạn.

Không có con người tồn tại, vũ trụ vẫn tồn tại - vận động và phát triển.

Nhưng không có vũ trụ, chắc chắn sẽ không có con người.

Hệ Ý thức không chỉ dành riêng cho con người ở trái đất này."

2. Trong vũ trụ, mỗi hệ thống sinh ra, vận động và phát triển chỉ trong 1 thời gian. Sự phát triển chỉ dành cho mỗi hệ thống chứ không dành cho toàn bộ vũ trụ. Tức trong vũ trụ, nơi này có hệ thống phát triển mạnh mẽ, nơi kia có hệ thống đang tàn lụi. Trong hệ thống quy chiếu trái đất con người sinh sống cũng vậy, việc vận động và phát triển của trái đất với đỉnh cao là con người rồi lại tàn lụi là việc bình thường và có thể là ngay lúc này đây tại 1 nơi nào đó trong vũ trụ đang xảy ra điều đó. "Vô thường" là 1 trong những quy luật cơ bản của vũ trụ.”

A:

Cảm ơn bác giải đáp cho em mấy cái thắc mắc!

Em hỏi thêm 1 câu nữa em nghĩ cái gì cũng phải có giai đoạn bắt đầu, bùng nổ và kết thúc như vậy có đúng không? Và có ngoại lệ không như mấy cái nguyên tử trong cơ thể người người chết mục nát nhưng nó vẫn còn.

B:

Trong lòng vũ trụ vô hạn chứa tất cả và trong tất cả có các đối tượng vô cùng lớn (các vũ trụ nhỏ) đến đối tượng vô cùng nhỏ (các zezro vi tế, hạt cơ bản, lượng tử) đều có khởi đầu, bùng nổ và kết thúc. Nhưng kết thúc ở đây không có nghĩa là mất đi vĩnh viễn (mà chỉ mất đi 1 trạng thái), mất đi trạng thái này chính là khởi đầu cho 1 trạng thái khác, nó cứ tuần hoàn trong lòng vũ trụ lớn.

Các nguyên tử hoặc hạt cơ bản nhỏ hơn nó vẫn tồn tại vì trạng thái bền của nó (thời gian tồn tại của nó lâu hơn so với các vật chất lớn) nhưng không có nghĩa là vĩnh viễn. Nếu các hạt cơ bản gặp những tác động nào đó làm thay đổi trạng thái vận động của nó, khi đó nó sẽ chuyển đổi trạng thái và sinh ra hạt khác với tính chất khác. Như trường hợp nước mà tôi lấy làm ví dụ liên tưởng ở phần trước: Cùng 1 đối tượng là nước (H20) nhưng có 3 trạng thái khác nhau với các tính chất khác nhau mà con người có thể quan sát được là rắn, lỏng, khí. Các trạng thái biểu hiện khác nhau của H20 chính là sự thay đổi vận động do thay đổi nhiệt độ của các phân tử nước làm thay đổi cấu trúc của nó. Do đó, vạn vật trong vũ trụ chỉ sinh diệt trạng thái biểu hiện của nó, mà không sinh diệt cái gốc của nó. Vì vũ trụ vô hạn được tạo bởi vô hạn các hạt zezro vi tế là khởi nguồn, không sinh không diệt. Do đó, hình thức bên ngoài của vũ trụ là có khởi đầu có kết thúc, nhưng bản chất của vũ trụ là không có khởi đầu, không có kết thúc.

Sai Gon 2014

THẢO LUẬN 5

A:

Chào anh, câu hỏi hơi ngô nghê nhưng nó cứ lởn vởn trong đầu: Thời gian là gì, tại sao lại tồn tại thời gian?

B:

Theo định nghĩa hiện nay:

"Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng" Wikipedia

Diễn giải theo ngôn ngữ thông thường: Thời gian là đại lượng mà con người dùng để so sánh các cột mốc của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Định nghĩa này cũng giống như thời gian gắn liền với chiếc đồng hồ trong hệ quy chiếu bất biến. Thời gian và không gian là tách biệt và bất biến.

Như bạn đã biết quan điểm về thời gian bất biến (Cơ học cổ điển Newton) đã không còn đúng trong hệ quy chiếu Cơ học lượng tử Einstein, nơi mà thời gian và không gian là tương đối và có mối tương quan mật thiết với nhau (khi không gian thay đổi thì thời gian cũng thay đổi theo).

Do đó, khái niệm mới về thời gian trong thuyết Zezro sẽ gần hơn với Cơ học lượng tử với nội dung như sau:

"THỜI" là một điểm bất kỳ trong KHÔNG GIAN. Nên THỜI là thuộc tính của KHÔNG GIAN. Nếu ta chọn thêm một điểm khác bất kỳ trong KHÔNG GIAN. Đó là sự bắt đầu cho khái niệm THỜI GIAN, do có sự đối chiếu.

Con người lấy sự chủ quan để đo lường đối tượng khách quan: Lấy thời gian để đo lường không gian. Lấy khối lượng để đo lường Vật chất. Lấy năng lượng để đo lường Zezro.

A:

CHỦ QUAN? Vậy khi chưa có và ở nơi không có con người thì không tồn tại thời gian, năng lượng, và khối lượng?

B:

Không. Những đại lượng do con người đặt ra và qui ước cách tính toán, so sánh chỉ phù hợp với 1 phạm vi nhất định, tương đồng với điều kiện mà sự chủ quan của con người đặt vào. Một vấn đề được đặt vào n hệ quy chiếu, n trường hợp thì nó sẽ có n cách lượng hoá và tính toán. Do đó, khối lượng, năng lượng, thời gian sẽ có rất nhiều cách để lượng hoá phụ thuộc vào cách ta tiếp cận và đặt chúng ở điều kiện hệ quy chiếu nào? Do đó, những đại lượng đó đều mang tính tương đối, chỉ có sự chủ quan của con người tuyệt đối hoá nó khi đưa nó vào trường hợp cụ thể nào đó. Và sự chủ quan lớn nhất của con người là đưa công thức đúng đắn của 1 vài ha sa mạc áp dụng chung cho toàn bộ sa mạc rộng lớn. Nếu những điều kiện gần, tương đồng thì sai số ít và kết quả có thể chấp nhận được. Nhưng nếu có quá nhiều sự khác biệt thì kết quả sẽ sai khác rõ rệt.

Nếu trong vũ trụ không tồn tại ý thức con người hoặc 1 sinh vật nào có ý thức bất kỳ thì không tồn tại khái niệm tính toán, lượng hóa những đối tượng trong vũ trụ (tính toán, lượng hoá phải có chủ thể rõ ràng, vậy ai tính toán, lượng hoá nếu không có ý thức?) và "khái niệm thời gian" cũng không tồn tại.

A:

Vũ trụ vẫn tồn tại như nó vốn có vậy, không có gì phụ thuộc ý thức chủ quan cả. Khi chưa có con người thì Năng lượng vẫn có độ mạnh yếu của nó, khối lượng cũng vậy, thời gian vẫn có sự dài ngắn của nó (chẳng có gì là tức thời cả)

B:

Để dễ hiểu, tôi có 1 liên tưởng thú vị: có con người, ta có khái niệm thời gian (để gọi đúng bản chất nhất mà con người đang sử dụng chính là THỜI LƯỢNG) và NĂNG LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG. Nếu không có sự tồn tại của ý thức thì ta có những đối tượng tồn tại khách quan với ý thức là: THỜI, NĂNG, KHỐI.

Còn LƯỢNG là do ý thức con người đặt vào nhằm phục vụ cho mục đích lượng hóa các đối tượng khách quan trên. Còn mạnh yếu, lớn nhỏ, dài ngắn cũng đều nằm trong vấn đề LƯỢNG của con người.

Trong đó, THỜI là thuộc tính cơ bản của Không gian, NĂNG thuộc tính cơ bản của Zezro, KHỐI là thuộc tính cơ bản của Vật chất.

A:

Còn không gian là gì anh?

B:

Không gian là hệ quả của vận động (Vận động bao gồm tốc độ, hướng và các lực tương tác lẫn nhau của đối tượng đó trong hệ thống). Vậy cái gì vận động? Đó chính là các hạt Zezro vi tế. Thuyết nào, người nào cũng phải đặt 1 cột mốc là khởi điểm. Mỗi người đặt cột mốc khác nhau. Nếu Higg là hạt của Chúa thì hạt Zezro vi tế là hạt tạo nên Chúa. Theo vật lý particle tượng trưng cho 1 dot (chấm .), hạt zezro vi tế có thể nói là 1 dot được phân ra nhỏ đến tiệm cận zero mà không phải zero. Rất khác nhau giữa cái có dù là tiệm cận 0 và cái trống rỗng hoàn toàn (emptiness - 0 tuyệt đối). Như vậy trong vũ trụ sẽ có vô hạn hạt zezro vi tế được mặc định từ ban đầu đang vận động liên tục. Tức chỉ cần có hạt zezro vi tế vận động thì đồng thời cũng sẽ có không gian. Hạt zezro vi tế là vô tận, do đó không gian cũng vô tận.

A:

Vậy tại sao mình không quy định không gian có từ ban đầu và bất biến luôn anh?

B:

Một câu hỏi rất hay. Nếu ta quy định không gian có từ ban đầu thì cũng hợp lý vì hạt zezro vi tế chính là không gian. Không gian của chính nó dù chưa vận động cũng là 1 cấu trúc không gian dù nhỏ đến vô cùng và tiệm cận 0. Nhưng nếu ta quy định như vậy thì sẽ tạo ra không gian bất biến và thời gian bất biến. Tức ta đã gộp chung tính bất biến của vũ trụ vô hạn (tính tổng thể) vào chung với những cấu trúc không gian nhỏ hơn chứa trong nó (tính cục bộ). Tức không gian tổng thể của vũ trụ vô hạn là bất biến, nhưng không gian cục bộ của các cấu trúc chứa trong vũ trụ vô hạn là tương đối (có biến đổi) dựa vào trạng thái vận động của các hạt zezro vi tế.

Các hạt zezro vi tế có 2 loại không gian: không gian cấu trúc của chính nó, và không gian sinh ra sau vận động của chính nó.

Sài Gòn 2014

THẢO LUẬN 6

A: Theo đuổi Tri thức và hướng đến giải thoát, niết bàn cái nào quan trọng hơn?

B:

Chào bạn. Cái nào cũng quan trọng nhưng theo đuổi tri thức là bước khởi đầu để bạn hay ai đó muốn đi xa hơn. Như chính Đức Phật cũng cần phải được giáo dục từ nhỏ đến lớn. Ngài vẫn có các vị thầy và phải học hỏi liên tục cho đến khi Ngài đạt được 1 mức độ nhận thức nào đó, thì Ngài mới tự tìm ra được con đường cho riêng mình. Không ai trong con người chúng ta sinh ra là đã biết tất cả. Nhiều người vẫn tự cho rằng nên tìm con đường giải thoát hơn là tìm kiếm tri thức. Thực ra con đường họ tìm kiếm đó cũng chính là tri thức. Còn họ bỏ qua tri thức để tìm kiếm sự giác ngộ cũng giống như mới sinh ra đã muốn tham dự cuộc thi marathon vậy.

Tôi không phủ nhận giác ngộ và giải thoát, nhưng con đường tôi chọn là 1 người bình thường theo đuổi tri thức. Tôi không theo đuổi con đường giác ngộ, giải thoát.

A: Quan điểm của anh như thế nào về nhị nguyên và tâm phân biệt?

B:

Chúng ta vẫn biết vạn vật trong vũ trụ đều xuất phát từ 1 gốc. Nhưng trong phân tích chi tiết hơn hay sự phát triển đi lên từ 1 cái gốc ban đầu đó, cần phải rẽ ra các nhánh. Giống như 1 hạt giống nhú ra mầm cây và các lá...sẽ bắt đầu có sự phân biệt: thân, rễ, lá...rồi dẫn đến các phân biệt khác nữa. Trong Kinh dịch, Vô cực sinh Thái cực là cái gốc. Từ cái gốc đó mới sinh ra Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái...và nhiều hơn nữa. Ai cũng nói về sự tránh phân biệt nhưng đó chỉ là nhận thức cái gốc trong tâm tưởng, đó là cái chung. Còn thực tế chúng ta đang sống và truyền đạt, trao đổi cho nhau chính là cái riêng (có sự phân biệt). Mở miệng với ngôn từ đã là phân biệt, sống đã là phân biệt...

Sự trốn tránh đến từ giới hạn trong khả năng phát triển của sự phân biệt đó, để tìm ra nguyên lý, mối quan hệ của vạn vật, các quy luật của vũ trụ nhằm áp dụng vào đời sống 1 con người cho tối ưu. Nói tâm không biệt dễ hơn nhiều so với sự phát triển chi tiết trong sự hợp lý. Nói tâm không phân biệt mà có làm được hay không là 1 phạm trù khác nữa.

Phân biệt được ví như 1 bộ phim quay cảnh 1 hạt giống nảy mầm rồi lớn lên sinh hoa kết quả. Không phân biệt cũng chính là bộ phim đó được tua ngược lại thời gian từ 1 cái cây sinh hoa kết quả trở lại thành 1 hạt giống ban đầu.

Sang Do (April 26, 2021)

THẢO LUẬN 7

A: Chào anh, anh có tin vào may mắn không?

B: Có!

A: Vậy tại sao có nhiều người nói nổ lực tạo ra may mắn?

B: May mắn luôn chiếm 1 tỉ lệ nào đó dù rất nhỏ, có những trường hợp may mắn chiếm toàn bộ, đến chiếm phần lớn, rồi hạ dần tỉ lệ theo mũi tên đến tiệm cận 0 (Zezro) mà không phải là 0 tuyệt đối. Tức không có nổ lực bản thân chiếm tuyệt đối vì nổ lực, năng lực, ý chí...những gì cấu thành nên con người, phẩm chất của bạn hơn người khác từ ban đầu đã là 1 sự may mắn.

A: Oh. Anh giải thích giúp chi tiết hơn các loại may mắn và nổ lực?

B: Dựa theo tỉ lệ giữa may mắn và nổ lực của bản thân, may mắn được chia thành các loại sau:

+ May mắn do mặc định là những may mắn hoàn toàn do Vũ trụ ban tặng như sinh ra khỏe và lành lặn về mặt sinh học, thông minh, xinh đẹp...sinh ra trong thời hòa bình, một gia đình giàu có, học thức, hạnh phúc...may mắn trong cuộc sống như tránh được hay giảm nhẹ những tai nạn, hoạn nạn bất ngờ xảy đến, hay có được điều tốt bất ngờ đến...

Nhiều phần tương đồng với "nguyên liệu thô" trong bài SỐ PHẬN được vũ trụ cung cấp nhiều hơn ban đầu.

https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/701835500491102/

+ May mắn có phần đóng góp từ bản thân với mức độ từ rất nhỏ, trung bình đến vô cùng lớn.

Rất nhỏ (yếu tố may mắn chiếm chủ yếu) ví dụ như mua vé số và trúng.

Trung bình (nổ lực của bản thân và yếu tố may mắn ngang nhau) ví dụ như có được vài người bạn tốt cũng bởi vì bạn cố gắng sống tốt.

Vô cùng lớn (nổ lực của bạn là chủ yếu để có thể đạt được may mắn) như việc bạn đã làm hết sức 1 việc gì đó, nhưng yếu tố còn lại cần có chút may mắn mới thành công được (ví dụ giành được hợp đồng lớn, xin visa đi Mỹ dù điều kiện bạn chưa thực sự vượt trội so với các yêu cầu...)

Có rất nhiều may mắn chỉ đến khi có sự nổ lực tột bậc. Tức bạn phải vươn đến 1 mức độ nào đó thì mới có thể gặp may mắn loại này.

+ Nắm bắt cơ hội: Nổ lực của bản thân gần như chiếm toàn bộ. Chỉ còn lại may mắn vì vũ trụ đã cho mình được 1 ý chí mạnh mẽ và 1 thể xác còn có thể hoạt động được.

Khi một người đủ ý chí, nghị lực và bản tự thân sẽ tạo ra cơ hội cho riêng mình.

Ví dụ 1 người rèn luyện phóng phi tiêu năm này qua năm khác thì khả năng trúng gần tâm  sẽ cao hơn người bình thường trên cùng số lượt phóng. Hoặc 1 người bình thường phóng liên tục vô số lần rồi sẽ có lần may mắn trúng. Đó chính là xác suất thành công do nổ lực.

Nếu bạn chịu rèn luyện và trau dồi tri thức thì xác suất bạn làm thành công hay đạt được mục tiêu đề ra cao hơn người bình thường nhiều lần. Do bạn tránh được các sai lầm nghiêm trọng và biết tối ưu nhất những gì mình có để hành động hiệu quả.

Ngoài ra, ý chí cũng có thể bù đắp vào sự chênh lệch tài năng nhưng đánh đổi lại bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn, làm đi làm lại nhiều lần hơn đến khi đạt được mới thôi.

Nếu ta biết kết hợp giữa trau dồi tri thức, tối ưu hóa năng lực bản thân, tìm kiếm thế mạnh và tập trung hoàn toàn vào nó + ý chí kiên cường, thì bạn có thể trở thành 1 siêu nhân giữa đời thường rồi. Dù người bình thường nghĩ là không thể xảy ra, bất khả thi nhưng với bạn thì không.

May mắn do nổ lực đến từ 2 yếu tố: (1) năng lực, tài năng. (2) đức hạnh. Trong đó, năng lực, tài năng mang lại may mắn tức thời (ngắn hạn), còn đức hạnh mang lại may mắn âm thầm và lâu dài (dài hạn) hay còn gọi là Phúc báo.

Ghi chú: Cách triển khai ý bài viết này đi từ cực kỳ may mắn, đến may mắn, trung tính, nổ lực, cực kỳ nổ lực. Tức 2 cực cân bằng sức nặng với nhau là may mắn và nổ lực. Cách triển khai ý này tương tự khi nói về Cực tả, cánh tả, trung lập, cánh hữu và cực hữu.

Sang Do (April 29, 2021)

THẢO LUẬN 8

A: Theo anh Thiện là gì? Ác là gì?

B: Thiện là lấy hạnh phúc "chính đáng"của người khác làm hạnh phúc của bản thân. Ác là bất chấp người khác để bản thân có được hạnh phúc.

https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/709987096342609/

A: Vậy nguyên nhân của Thiện là gì và nguyên nhân của Ác là gì?

B: Ác và Thiện có chung 1 nguyên nhân đó là tình yêu.

A: Oh. Quá vô lý, có tình yêu là có Thiện mà anh?

B: Tình yêu bao gồm cái vỏ bên ngoài và cái lõi bên trong. Cái vỏ bên ngoài là yêu thương chính ta và cái lõi bên trong là lòng trắc ẩn, từ bi, bác ái biết yêu thương người khác và nghĩ đến người khác. Nếu ta chỉ biết yêu thương chính ta 1 cách ích kỷ và làm mọi cách để được thỏa mãn, lấy được, giành được, mà bất chấp người khác thiệt hại như thế nào, vậy trường hợp này không Ác sao?

A: Cảm ơn anh, em đã hiểu thêm phần nào. Tức tình yêu trọn vẹn phải bao gồm cả vỏ bên ngoài và lõi bên trong. Thiếu 1 trong 2 thì cũng không được. Nhưng em có đọc trong thuyết Zezro, anh lại viết Thiện và Ác cũng xuất phát từ 1 chữ Tham, vậy có bị mâu thuẫn gì ở đây?

B: Không em. Tham và Tình yêu chỉ là 2 cách gọi khác nhau của cùng 1 đối tượng. Anh tạm gọi đối tượng này là Zezro. Zezro như là điểm trung tính ở giữa Tham và Tình yêu. Anh không gọi điểm trung tính này là điểm 0 vì mỗi con người đều có 1 chất liệu gì đó ban đầu để hình thành nên tính cách, nhân cách mà không phải là từ trống rỗng sinh ra. Trong cuộc sống, Tham là cách gọi theo hướng tiêu cực. Tình yêu là cách gọi theo hướng tích cực. Nhưng trong cái tiêu cực có cái tích cực và trong cái tích cực có cái tiêu cực như anh đã phân tích ở trên và trong sách Zezro. Sự sống là gốc để xác định 1 sinh vật tồn tại, Tham sống hay Yêu sống thì không khác gì nhau cả. Yêu/Tham đều dẫn đến ham muốn, mong muốn được thỏa mãn -> kỳ vọng. Nếu đạt được -> vui mừng, hạnh phúc (thiên đàng). Nếu không đạt được thì buồn, đau khổ (địa ngục).

A: Có 1 câu hỏi theo hướng hoài nghi của nhiều người là tại sao ta phải sống Thiện?

B: Anh hỏi lại em: Em muốn kết giao, thân cận với người Thiện hay Ác?

A: Dạ tất nhiên là người Thiện.

B: Ai trong chúng ta cũng muốn kết giao với những người Thiện thì tại sao chúng ta lại muốn sống Ác để bị người khác xa lánh? Lợi ích của việc sống Ác là gì so với sống Thiện?

Quan trọng hơn hết trong cuộc đời này là được sống hạnh phúc, nếu ta sống lương Thiện thì ta sẽ đạt được nhiều hạnh phúc nhất.

Trong xã hội những người Thiện thì hạnh phúc chính đáng của người này sẽ là hạnh phúc của người khác. Như vậy, hạnh phúc sẽ nhân lên rất nhiều lần. Còn khi có người nào đau khổ thì sự quan tâm và chia sẻ lẫn nhau giúp cho sự đau khổ giảm đi nhiều lần.

Trong xã hội những người Ác thì hạnh phúc của một người chỉ duy nhất chính bản thân người đó được hưởng, và có thể hạnh phúc của người này được đánh đổi bởi sự đau khổ của người khác. Tương đồng với đau khổ của một người họ sẽ lãnh trọn vẹn do không có sự chia sẻ. Về tổng thể, trong thế giới những người Ác gần như hạnh phúc đạt được là rất ít, họ dẫm đạp lên nhau để giành lấy hạnh phúc về mình và chỉ có một số ít giành được như vậy phần còn lại đa phần sẽ đón nhận sự đau khổ. Và nó nảy sinh mối nguy hiểm lớn trong xã hội này là lòng hận thù. Lòng hận thù làm cho mọi con người trong xã hội này đều có lúc bị kéo xuống và đón nhận sự đau khổ nhiều khi là tột cùng. Còn hạnh phúc họ đón nhận được chỉ là tức thời, thoáng qua mà thôi.

Sang Do (May 3, 2021)

 

THẢO LUẬN 9 

A: Nguồn gốc vũ trụ là vô minh. Vạn vật xuất phát từ vô minh. Bạn nghĩ sao về quan điểm này? 

B: Chào bạn, Vô minh là 1 thuộc tính mà không phải là đối tượng. Phải có 1 đối tượng là nguồn gốc của vũ trụ mang thuộc tính vô minh. Vậy đối tượng đó cụ thể là gì? 

Ví dụ trong thuyết Zezro, cho rằng hạt Zezro vi tế mang thuộc tính vận động là nguồn gốc của Vũ trụ. Nó cấu thành nên vũ trụ vô hạn. Vận động -> thay đổi, khác biệt (tính dị biệt), vận động -> tính trước sau (nhân quả), vận động -> các hiện tượng vật lý...do đó VẬN ĐỘNG là nguồn gốc sinh ra tất cả các quy luật trong vũ trụ. 

Nếu ai đó cho rằng Vô minh là nguồn gốc sinh ra tất cả các quy luật trong vũ trụ thì xin giải thích giúp. Nếu cho rằng vô minh là sự hỗn loạn, bất nguyên tắc thì nó chính là đối nghịch của sự có nguyên tắc (quy luật). 

Ngay chính thuyết hỗn mang (hỗn độn) - Chaos theory cũng có quy luật của nó. Số Pi (π) là 1 số bất định (đuôi dài vô hạn), với các con số cấu thành bất nguyên tắc nhưng công thức tính số Pi đã là 1 nguyên tắc. Tức chi tiếc, sự cục bộ trong vũ trụ có thể bất nguyên tắc nhưng sự toàn bộ là có nguyên tắc, có quy luật. 

Nếu ai đó lại cho rằng Vô minh cũng có nguyên tắc, khi đó vô minh cũng chính là thuyết hỗn mang -> vô minh cũng chính là hệ quả của sự Vận động. 

A: Mình cũng không biết giải thích cơ chế từ Vô minh sinh ra vạn vật. Hoặc thuộc tính cơ bản ban đầu của vạn vật là vô minh rồi từ vô minh sinh ra các quy luật vũ trụ...uhm nghe cũng có vẻ mâu thuẫn và bế tắc. Vậy theo bạn có sự nhầm lẫn nào ở đây? 

B:  Giả thuyết cho rằng Vô minh là nguồn gốc của vạn vật xuất phát từ việc hiểu sai, diễn dịch sai thuyết Thập nhị nhân duyên của Đức Phật. 

+ Đức Phật đã nhiều lần khẳng định về việc tập trung vào giải quyết các vấn đề của con người (nhất là sự đau khổ). Ngài đã dùng nắm lá simsapa với ngụ ý: những điều Đức Phật biết và chứng thực rất rộng lớn, nhiều như lá trong rừng nhưng điều Ngài giảng chỉ như 1 nắm lá ( chỉ tập trung vào con người, vào sự tu tập để con người thoát khổ) vì sợ con người do ham muốn tò mò khám phá mà bỏ bê tu tập, đi lạc lối. 

Nhất là kiến thức con người thời đó còn hạn chế hơn thời bây giờ. Nếu Ngài nói về các kiến thức khác của Vũ trụ, nguồn gốc của Vũ trụ thì sao họ tiếp thu hết được. Một nắm lá còn tiếp thu chưa xong sao nói về cả 1 rừng lá được. 

Do đó, khi các đệ tử nhiều lần hỏi Đức Phật về nguồn gốc của Vũ trụ, Ngài đều không trả lời. Và Đức Phật chưa bao giờ dành 1 bài chuyên thuyết giảng, giải thích về nguồn gốc của Vũ trụ cả. 

+ Từ luận cứ trên cho thấy các diễn giải về nguồn gốc của Vũ trụ từ kinh điển Phật pháp sau này đều là do đệ tử, người đời sau góp nhặt, diễn giải thêm để mở rộng ra hướng mà Đức phật không muốn nói đến vào thời kỳ đó. 

Trong đó, 12 nhân duyên cũng được bê nguyên sang để giải thích về Vũ trụ -> từ Vô minh là gốc rễ của bản tính con người sang Vô minh là nguồn gốc của vạn vật trong vũ trụ, có người còn đi xa hơn nữa cho rằng Vũ trụ sinh ra từ vô minh. 

Đó là 1 sự tiếp nhận cứng nhắc lời Phật, và nếu các đệ tử sau này triển khai sai theo ý Phật thì có phải họ còn theo con đường của Ngài không? Hay chỉ lấy tên tuổi của Đức Phật ra làm bình phong cho các diễn giải đó. Vì nếu họ đứng riêng ra tự nói đó là quan điểm của riêng mình thì sẽ giảm đi sự tin tưởng và sức nặng rất nhiều. 

+ Khi bê nguyên các ý trong Thập nhị nhân duyên từ áp dụng cho con người sang áp dụng cho Vũ trụ sẽ thấy ngay tính gượng ép vì trong 12 nhân duyên chỉ có 1 nhân duyên Vô minh, nhiều người cố gắng suy diễn ra chút, hiểu lệch ý đi chút (họ xem là mở rộng ý) thì có thể giải thích cội nguồn của vũ trụ. 

* Sự bất hợp lý như phần đầu tiên của bài viết này. Nếu họ có thể suy diễn được thì hãy suy diễn tiếp để trả lời các câu hỏi ở phần đầu tiên. 

* Vô minh nếu áp dụng vào con người thì ý đúng hoàn toàn. Minh là tính chất tường tận, sự rõ ràng, hiểu biết, sáng suốt. Vô minh là thiếu sự rõ ràng (mập mờ, mu muội), thiếu hiểu biết, thiếu sáng suốt. Đây là nhưng tính chất đặc trưng của các động vật có ý thức. Vì nếu 1 vật thể vô tri, vô giác thì nó không được phân chia vô minh hay hữu minh nữa. 

Vô tri là 1 hệ quy chiếu vật thể khác. Vô minh và hữu minh là 1 hệ quy chiếu của thực thể sống có ý thức.

Do đó, 12 nhân duyên chỉ áp dụng phù hợp cho hệ động vật có ý thức, đặc biệt là con người. 

Nếu là động vật, sinh vật thì sự sống phải là tiên khởi. Sự sống -> Tham -> Vô minh -> các nhân duyên khác. (Theo thuyết Zezro)

Sang Do (May 11, 2021) 

 

THẢO LUẬN 10

A: Theo anh đời người, việc gì là quan trọng nhất? 

B: Làm người.

A: Ai cũng là con người mà anh?

B: Ai cũng là con người nhưng không phải ai cũng biết làm người. Làm người hay còn gọi là nhân cách. Con người khác loài vật ở nhân cách. 

A: Nhân cách là gì? 

B: Nhân cách là tư duy bên trong và nhận thức bên ngoài dẫn đến hành vi của 1 người, thông qua hệ ý thức bậc cao mà các loài động vật khác không có. 

A: Sự khác nhau cơ bản giữa nhân cách và phi nhân cách là gì? 

B: Chính là Trí tuệ. Trí tuệ đối lập với bản năng. Trí tuệ bao gồm 2 phần là khả năng và đức hạnh.

(1) Khả năng chiêm nghiệm, tư duy, sáng tạo, tổng hợp, lưu trữ và chia sẻ tri thức phong phú cả về độ rộng và sâu -> đặc quyền chủ động.

(2) Đức hạnh: Suy tư về các giá trị đạo đức trong xã hội -> tạo ra các nguyên tắc và luật lệ lấy đạo đức làm nền tảng.

A: Vậy theo anh để làm người thì cái gì là quan trọng nhất?

B: Lòng trắc ẩn. Tức là biết dùng tri thức, khả năng của mình để làm những việc có giá trị với người khác nói riêng và với muôn loài nói chung (mang tính đạo đức). 

Tối thiểu, các loài động thực vật đều có giá trị tồn tại với các loài khác trong tự nhiên, như 1 nguồn thức ăn để nuôi sống lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Và con người cũng đang nhận được giá trị đó từ muôn loài. Vậy sự tồn tại của con người có giá trị gì cho các loài khác? Và sự tồn tại của ta có giá trị gì đối với mọi người?

Đây là 1 câu hỏi lớn và phải chăng đây chính là bổn phận làm người.

A: Em thấy bổn phận của con người là làm cho chính mình được hạnh phúc. Hạnh phúc là sự khác biệt lớn giữa con người và động vật.

B: Không. Động vật cũng có hạnh phúc của riêng nó. Nhiều khi hạnh phúc được ăn no, được giao phối...của động vật còn lớn hơn con người trong cùng 1 trường hợp. Hạnh phúc không phải là mục tiêu mà là cảm giác có được sau khi đạt được mục tiêu. Nếu bạn lấy hạnh phúc làm mục tiêu tức là bạn đang không có 1 mục tiêu nào rõ ràng cả. Bởi vì cảm giác luôn thay đổi. Bạn có thể đọc lại bài viết này: 

Nếu tôi lặp lại câu nói trên của bạn như sau: "Bổn phận của con vật là làm cho chính nó được hạnh phúc". Vậy có gì sai? Nếu ta chỉ biết sống để thỏa mãn các nhu cầu của chính ta...rồi chết thì ta có khác gì con vật.

Sang Do (Jun 16, 2021)

 

THẢO LUẬN 11

Có người hỏi tôi, cơ duyên nào tôi đến với Triết học và Thần học?

Chính là ngày tôi biết bật khóc vì nỗi đau của người khác.

Sang Do (July 20, 2021)

 

THẢO LUẬN 12

A: Sự tĩnh lặng là ngôn ngữ của tâm hồn.

B: Bạn giải thích thêm được không?

A: Làm sao ta dùng ngôn ngữ nói để biểu đạt sự tĩnh lặng. 

Sự tĩnh lặng không phải được nghe bằng tai mà được cảm nhận bằng tâm hồn. Tai con người chỉ nghe được trong giới hạn tầng số âm thanh nhất định, do đó không nghe thấy gì không có nghĩa là tĩnh lặng. 

Tĩnh lặng là loại ngôn ngữ giúp con người thẩm thấu thông tin bên ngoài nhanh, chính xác và hiệu quả nhất. Đôi lúc nó còn chữa lành sự rối loạn và nhiễu loạn do các loại ngôn ngữ thông thường gây ra. Nó là 1 hệ quy chiếu khác, bạn không cần hiểu, chỉ cần cảm nhận hàng ngày qua những lúc tịnh tâm, thiền định.

B: Mình chỉ chưa hiểu vì sao nó lại là ngôn ngữ? Vì tâm hồn có thể đọc thông tin qua sự tĩnh lặng, cũng có thể đọc thông tin qua sự tư duy.

A: Vấn đề là tâm hồn chúng ta được nuôi dưỡng bằng tư duy hay tĩnh lặng. Tĩnh lặng giống như là cái nền ngôn ngữ để tư duy vẽ lên. Nếu thiếu tĩnh lặng sẽ không có tư duy. Nên tĩnh lặng là ngôn ngữ chính. Khi không âm thanh, không tư duy thì chỉ còn tĩnh lặng.

Nếu sâu hơn và trừu tượng hơn nữa thì tĩnh lặng sinh ra tư duy. Tĩnh lặng không có nghĩa là trống rỗng. Tĩnh lặng là tính không của tâm thức. "Tính không" sinh ra "tính có", chính là tư duy. Thiếu tĩnh lặng tức là thiếu tư duy. Bạn cứ làm 1 thí nghiệm về đọc chữ, đọc 1 bài văn thiệt nhanh để âm thanh luôn được tạo ra nhằm hạn chế sự tĩnh lặng. Lúc này tư duy (khả năng hiểu) gần như giảm dần khi tốc độ đọc càng nhanh. Khi có điểm dừng hay nghỉ, đó là lúc tư duy xuất hiện.

B: Mình hiểu điều bạn muốn truyền đạt. Chỉ băn khoăn một chút về việc bạn dùng từ "ngôn ngữ" trong trường hợp trên.

A: Bạn hiểu tức là ngôn ngữ rồi. Do nó là 1 hệ quy chiếu khác nên bạn đang dùng ngôn ngữ của tư duy để định nghĩa. Nhưng cứ xem nó là 1 loại ngôn ngữ ẩn danh đi. 

Để dễ hiểu, ta cứ gọi "ngôn ngữ" là cái gì đó để lưu trữ và truyền tải thông tin. Trong hệ nhị phân 1 cũng là thông tin và 0 cũng là thông tin. Chúng là 1 loại ngôn ngữ. Do đó, tư duy (1) cũng mang thông tin và tĩnh lặng (0) cũng mang thông tin -> chúng đều là ngôn ngữ.

C: Mình đồng ý. Nhưng mà tĩnh lặng để phục vụ cho thứ gì?

A: Tĩnh lặng sinh ra tư duy. Muốn có tư duy phải có tĩnh lặng. Muốn tiếp nhận thông tin thì phải có tĩnh lặng. Tĩnh lặng điều khiển sự ổn định trong tâm của từng người. Không có ai tâm tĩnh lặng mà bị loạn tâm cả.

C: Oh.nhưng làm sao để đạt được tĩnh lặng.

A: Đây là câu hỏi vô cùng khó.

Mặt biển luôn có sóng

Nước bản chất tĩnh lặng

Sóng từ đâu mà có?

Nước sao quay về nguồn?

C:

Sóng hay nước đều dơ

Thì làm sao tĩnh được.

Ngay tại đó là nguồn

Quay lại để làm chi.

A: 

Nước dơ không do nước

Nước dơ bởi do đâu?

Nguồn theo nghĩa bản chất

Bản chất nước không dơ

Quay về tìm bản chất

Quay về loại tạp dơ.

D: Vậy thiền định cũng là 1 cuộc đối thoại?

A: Tại sao không?

D: Vậy yên lặng có mang ý nghĩa ko?

A: Đôi khi yên lặng cũng là 1 thông điệp.

Sang Do  (July 17, 2021)

 

THẢO LUẬN 13

A: Em có chút tò mò, anh là nhà khoa học hay triết gia?

B: Tôi chỉ là 1 người bình thường đam mê triết học, nếu khác thì có thể tôi có nhiều đam mê hơn và dành nhiều tâm huyết, thời gian cho lĩnh vực này hơn một số bạn khác.

A: Vậy anh đang đi theo hệ tư tưởng nào và tôn giáo anh đang theo là gì?

B: Tôi là người gốc Công giáo và hiện theo con đường Trung Đạo (nhưng không theo Phật giáo), tức không phân biệt Hữu Thần hay Vô thần vì với tôi God chính là Vũ trụ vô hạn (Vũ trụ này chứa vô số Vũ trụ giới hạn, 1 trong số đó là vũ trụ chứa ngân hà Milky Way mà chúng ta đang sống). Đây niềm tin chi tiết:

Nếu bạn muốn hiểu hơn về các quan điểm khác của tôi, bạn có thể đọc sách này:

A: Em nghĩ chỉ có Phật giáo là đi theo con đường Trung đạo. Sao anh không đi theo Phật giáo mà lại tự tìm con đường đi riêng của mình?

B: Tôi luôn khuyến khích sự sáng tạo và mỗi người có thể tự tạo nên cho mình 1 công cụ riêng để ngắm nhìn vũ trụ. Đây là 1 bài viết nói rõ quan điểm đó: https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/690533358287983/

Vì các hệ tư tưởng đã có vẫn còn đó mà không hề mất đi, nếu trên con đường Trung Đạo đã có 1 cây bồ đề ngàn năm là Phật pháp thì cũng có thể có những giống cây cỏ hoa lá khác ven đường. Suy nghĩ 1 cách khác đi là vô cùng khó và chịu nhiều áp lực, nhưng quy luật phát triển đi lên trong tư duy của loài người là dám bước ra các ranh giới cũ. Có thể bước đi của tôi sai, nhưng nếu nhiều người dám bước ra ngoài ranh giới đó sẽ có người mở rộng thành công giới hạn cũ -> chu trình đó cứ tiếp diễn.

Nếu bạn tinh ý sẽ thấy trong group Triết học, Thần học & Giải đáp, các bài đăng về Phật pháp rất nhiều và các tư tưởng khác cũng được tự do thể hiện. Vì với tôi, sự tự do và phóng khoáng trong tư tưởng mới tạo ra được 1 khu rừng đầy màu sắc và tuyệt đẹp. Mỗi loài cây, mỗi hệ tư tưởng đều có vị trí và chức năng khác nhau để tạo nên 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh nhằm bổ trợ lẫn nhau, mà không phải đối nghịch và triệt tiêu lẫn nhau.

A: Vậy điểm khác nhau cơ bản giữa thuyết Zezro và Phật pháp là gì? Dù cả 2 đều cùng đi trên con đường Trung Đạo.

B: Thuyết Zezro có những điểm khác biệt sau:

1. Đi theo hướng tối ưu hóa đời sống con người mà không phải giải thoát khỏi con người. 

2. Gần hơn nữa với số đông, đều chung phận làm người.

3. Trong thuyết Zezro, sự sống là khởi nguồn của mọi sinh vật. Sự sống -> tham sống đầu tiên qua bài viết này https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/663235961017723/.

Do đó, "THAM" sinh ra các thuộc tính khác của con người, bao gồm SÂN và SI.

Tham -> mong muốn -> không đạt được sân hận, thù hận, ghét bỏ...(SÂN)

Tham -> dục vọng che mờ -> mê muội, u mê (SI).

Do đó, khi con người còn thể xác (sự sống) thì dù tu đắc đạo cũng chỉ đạt cảnh giới "gần thành tiên mà chưa thể thành tiên" tức việc vứt bỏ "Tham sân si" chỉ đạt ở mức tiệm cận 0 (Zezro) mà chưa phải là tuyệt đối 0 (Zero).

Vì còn thân xác con người tối thiểu bị chi phối bởi quy luật sinh học tạo ra cảm giác như: cần hít thở, đói, khát, cần đi vệ sinh...

Do đó, thuyết Zezro đi theo con đường tiết chế, hoàn thiện dần mà không phải "ly", "diệt", loại bỏ. 

Có những thứ thuộc về quy luật nên ta phải tuân theo, ví dụ: ta không thể loại bỏ hoàn toàn lạm phát trong nền kinh tế vì trong nền kinh tế luôn tồn tại ít nhất là lạm phát tự nhiên. 

4. Sự giải thoát và đạt niết bàn là vô cùng hiếm tính theo tỉ lệ % con người. Vậy làm sao để số đông còn lại cảm thấy đời không là bể khổ? Mấy ai sau này đạt được thành tựu như Đức Phật đã đạt?

A: Vậy mục tiêu cuối cùng anh hướng tới là gì? Anh lựa chọn cách sống như thế nào để theo đuổi mục tiêu đó?

B: Tôi chỉ nguyện làm 1 thân củi khô mục để được cháy rực giữa đời và trở về với bụi tro mà thôi. Cống hiến hết mình, cảm thấy tự do tự tại, không mong, không cầu niết bàn, giác ngộ hay thần tiên gì cả. Sau khi chết, tôi cũng không mong được tái sinh, luân hồi chuyển kiếp mà chỉ xin được tan biến mãi mãi.

Tôi nghĩ mỗi người có căn cơ khác nhau, vì thế tập buông bỏ sẽ dễ hơn so với tập để có thành tựu. Ít bỏ ít, nhiều bỏ nhiều, ít phụng sự ít, nhiều phụng sự nhiều, củi nhỏ cháy nhỏ. 

Với tôi về với tro tàn cũng là 1 cảm giác an lạc nhưng dễ hơn nhiều khi cố gắng đạt đến giác ngộ, giải thoát thành tiên (cũng tìm sự an lạc). Vì tôi cảm thấy con đường thứ 2 vượt quá khả năng và căn cơ mà tôi có. Với tôi nó rất xa vời và ảo tưởng.

Mỗi người sẽ có 1 con đường riêng, có thể bạn sẽ khác, tố chất sẽ khác, nếu bạn tin mình làm được thì cứ theo. Tôi chỉ tin vào con đường khả thi mà tôi có thể làm được.

Sang Do (July 31, 2021)

 

THẢO LUẬN 14

A: Lòng trắc ẩn và thấu cảm (empathy) có mối liên hệ gì với nhau không anh?

B: Empathy (sự đồng cảm chỉ trong suy nghĩ). Cao hơn là Sympathy (sự cảm thông chia sẻ, hành động bằng lời nói hay sự vỗ về). Cao nhất là Compassion (lòng trắc ẩn, bao gồm cả 2 cái trên và vượt ra ngoài giới hạn bản thân để làm, hành động giúp đỡ người khác trên thực tế, có sự hi sinh, có trí tuệ để nhận diện -> đạt được kết quả tốt cho những người cần giúp).

C: Em bị ám ảnh bởi việc xấu mà người khác gây ra sau khi xem video ở Nhật và cảm thấy bất lực, mà không biết giải thích như thế nào?

B: Đó là 1 dạng của Empathy (sự đồng cảm) thuộc về cảm xúc. Sự đồng cảm đến từ phản xạ có điều kiện (classical conditioning) bậc cao do sự tương đồng về cảm xúc (tương đồng về cơ chế sinh học) khi đặt ở cùng 1 điều kiện. Ví dụ ta nhìn thấy ai ăn khế chua, chanh chua ta tự thấy chua và tiết ra nước bọt. Cao hơn là ta thấy ai đó bị hành hạ, cắt tay chân tay thì ta cũng có cảm giác rùng mình và đau đớn vô hình. Cảm xúc ghê rợn, phẩn nộ và ám ảnh cũng xảy ra tương tự như trường hợp của bạn. Phản xạ này là 1 phản ứng tự nhiên thể hiện bạn còn là 1 con người có lương tri và nhạy cảm, mà không phải là 1 người chai lì, gỗ đá về cảm xúc.

C: Anh có lời khuyên nào cho em không?

B: Tại sao mỗi người đánh đàn đều tạo ra những giai điệu có cảm xúc khác nhau? Âm thanh khác nhau dù cùng notes, hợp âm, cùng cây đàn, cùng kỹ thuật...Đó là kết quả từ những tác động dù là nhỏ nhặt nhất: Hơi thở, tâm hồn, sự mạnh mẽ hay nhẹ nhàng...tạo nên cảm xúc. Chúng ta đang nói về Nhân Quả. 

Vô minh có nhiều cấp độ, nhiều người đang trong hình hài con người nhưng đó chỉ là vỏ bọc của hình tướng bên ngoài. Những người này sẽ tạo các bản nhạc tồi tệ. Chính họ là người nghe chúng đầu tiên. Trong trường hợp này, bạn đang chủ động xin làm khán giả để cùng nghe với họ 1 bản nhạc vô cùng tồi tệ. Bạn tự nguyện tham gia và cùng nhận những xung lực xấu vô hình (quả) từ nhân xấu do họ gây ra mà không ai ép bạn cả. 

D: Mình làm nhiều việc tốt, gieo nhân tốt nhưng sao quả nhận được lại ngược lại, toàn bị lừa dối? Nhiều lúc mình muốn bỏ hết đi vì thấy con đường này dường như đã sai. Đạo đức, lương thiện chỉ là ảo giác.

B: Tôi cũng từng bị lừa nhiều nhưng tôi chưa bao giờ đánh mất niềm tin vào Lòng trắc ẩn. Bởi vì tôi biết được lúc đó là do mình chưa đủ tinh tường và trí tuệ nhận diện mọi thứ từ sớm -> cố gắng rèn luyện để lòng tốt và trí tuệ tương xứng. Mình chịu thiệt không có nghĩa là mình không biết. Họ có ý yểm trá không có nghĩa là qua mắt mình. Tôi hiểu ra lòng trắc ẩn, từ bi, bác ái bao gồm sự chủ động, mà không phải bị động, rồi bị người khác dẫn dắt -> ôm hận rồi đánh mất chính mình.

Kết quả hiện tại tôi vẫn nhận được rất nhiều, bạn bè tốt, tri kỷ đều có. Bởi vì người tốt sẽ tự thu hút đến với nhau, kẻ xấu chỉ vô tình lợi dụng ta được 1 lần. Tôi nhận ra rằng, sống chân thật là công cụ tuyệt vời nhất đề tìm được những viên kim cương và loại bỏ những rác rưởi quanh mình. 

Đây là bài viết có liên quan, có trả lời câu hỏi vì sao ta phải sống Tốt?

Sang Do (Aug 05, 2021)

 

THẢO LUẬN 15

A: Mỗi người đều là thánh nhân của chính mình nếu bạn biết tối ưu những gì mà vũ trụ ban tặng.

B: Xin anh giải thích thêm? 

A: Theo khái niệm thông thường thì thánh nhân là số ít người kiệt xuất mà khả năng tài đức của họ vượt ra khỏi giới hạn của số đông những người còn lại. 

Đó là so sánh giữa cá nhân và giới hạn mặt bằng chung của con người.

Theo thuyết Zezro, thánh nhân còn có 1 cách hiểu khác là ý chí kiệt xuất của 1 người giúp người đó vượt ra khỏi giới hạn của bản thân, bằng cách tối ưu tất cả những nguồn lực giới hạn mà họ được vũ trụ ban tặng. Bài viết dưới đây có phân tích chi tiết về sự khác nhau giữa số phận mỗi người: https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/701835500491102/

B: Tại sao anh lại có cách nghĩ khác khái niệm thông thường? Anh nhận thấy được khái niệm cũ chưa được hoàn thiện?

A: Khái niệm cũ đúng nhưng chưa đầy đủ. Bởi vì mỗi người sinh ra đều được vũ trụ ban tặng cho những phẩm chất khác nhau. Người có nhiều và người có ít. Thánh nhân như khái niệm thông thường thì họ cũng đã được vũ trụ ban tặng cho rất nhiều thứ hơn người bình thường rồi + họ tu dưỡng và tối ưu những gì họ có -> vượt qua khỏi giới hạn của bản thân họ ban đầu -> càng vượt xa người bình thường.

Nhưng nếu xét từng trường hợp ta lại thấy, có người sinh ra là tàn tật, hay nghèo khó, thiếu thốn, họ khổ công rèn luyện bản thân, học tập, tu thân, tâm -> về sau họ lại sống 1 cuộc đời của thánh nhân.

Còn có người sinh ra rất thông minh, hoặc gia đình giàu có, hoặc ngoại hình đẹp nhưng họ sống buông thả, mất định hướng -> về sau họ lại sống 1 cuộc đời khốn đốn tàn tạ.

Ví dụ cụ thể: Tôi xem những người tàn tật truyền cảm hứng như Frida Kahlo, John Nash, Stephen Hawking, Nick Vujicic...là những thánh nhân thật sự sánh ngang những bậc trí giả, hiền triết như Socrates, Plato, Khổng Tử, Lão Tử, K. Marx...

Do đó, nếu nghị lực và ý chí trong bạn đủ mạnh để giúp bạn vượt qua được các giới hạn của bản thân thì bạn cũng chính là thánh nhân trong lòng tôi và của chính bạn. Bởi vì bằng những nguồn lực giới hạn mà vũ trụ ban tặng, bạn đã xây dựng nên 1 cuộc đời tươi đẹp, không những tự nuôi sống mình và gia đình mà còn giúp ích được cho người khác. Nói thẳng mất lòng, tôi thấy bạn còn cao quý và đáng được tôn trọng hơn nhiều vị chức sắc tôn giáo hiện tại. Bởi vì bạn tự kiếm tiền để lo cho cuộc sống, tự sống tốt giữa cuộc đời và dùng tiền bằng mồ hôi nước mắt đó giúp ích cho người khác thật không dễ dàng. Những ai làm được như vậy đều là thánh nhân trong lòng tôi.

Bạn phải hài lòng với những nổ lực của bản thân mình bởi vì khi ta sinh ra vũ trụ đã không công bằng. Nhiều cha mẹ trong nghèo khó cùng cực vẫn nuôi con khôn lớn và ăn học đàng hoàng, họ hi sinh cả cuộc đời để đổi lại bệnh tật đầy mình. Mẹ tôi cũng là 1 trong số đó. Họ không xứng đáng là thánh nhân sao?

Sang Do (Aug 7, 2021)

 

THẢO LUẬN 16

A: Bạn nghĩ như thế nào về câu: Vạn pháp vô ngã?

B: Pháp trong câu này có nghĩa là gì?

A: Trong đạo Phật thì từ Pháp mang nhiều nghĩa. Trong câu trên Pháp mang nghĩa sự vật hiện tượng.

B: Mình thấy dùng nghĩa này là chưa hợp lý. Vì sự vật hiện tượng bao gồm cả hình tướng, mà Pháp không hề mang nghĩa hình tướng. Pháp nghĩa phổ biến nhất là quy luật, chân lý. Thuyết Pháp tức đang giảng truyền về quy luật và chân lý. Đạo pháp tức là con đường tìm kiếm chân lý. Hoặc có 1 nghĩa khác phù hợp hơn là thuộc tính.

Vô thường và vô ngã phải luôn đi chung với nhau. Vì vô thường chỉ sự thay đổi, biến đổi của sự vật hiện tượng. "Vạn sự vô thường" - "sự" ở đây có nghĩa là sự vật hiện tượng -> chỉ hình tướng. Còn bản chất, tính chất của sự vật hiện tượng thì vô ngã. "Vạn tính vô ngã" - "tính" ở đây nghĩa là thuộc tính, bản chất.

Ví dụ nói "bản ngã" là nói bản chất bên trong, cái tôi của con người.

Không có gì là tôi và của tôi chính là hệ quả của tính vô ngã đối với con người. Tức bản ngã, cái tôi chỉ là ảo giác do mỗi người tự dựng lên bằng tâm trí.

A: Thuyết Chánh pháp, hoặc thuyết Tà pháp, hoặc thuyết pháp Phật, mình nghĩ từ đầy đủ là như vậy.

B: Pháp là lẽ phải, cái đúng, chân lý, quy luật. Tà pháp là phủ định, đi ngược lại chân lý. Chánh pháp là đi đúng hướng đến chân lý. 

Mình chỉ đưa 1 cách giải nghĩa khác mà thôi, vì Phật pháp hiện có đa diện góc nhìn và nhiều cách giải nghĩa, trường phái.

A: Nhưng điểm bạn đang đưa ra, mình nghĩ không có sự bất đồng giữa các hệ phái đâu.

B: Vậy bạn nghĩ cách giải nghĩa trên có hợp lý hay không? Có mâu thuẫn gì với các hệ phái hay không?

A: Mình không rõ, nhưng Phật có giảng, Thân, thọ, tâm đều vô thường, khổ, vô ngã. (Gửi Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta) thuộc Trường Bộ kinh.)

B: Các Pháp trong kinh Dīgha Nikāya (Trường Bộ) mà bạn vừa gửi đều nói về chân lý, quy luật thâm sâu cả. 

Đã là quy luật, chân lý thì làm sao vô ngã được?

Thuộc tính cố hữu của vạn vật là không bất biến, không có gì là thuộc về chính nó và có mối tương sinh nhân quả với nhau. Đó là thuyết vô ngã. Bám chấp vào cái biến đổi sinh diệt là sai. Vô ngã trừu tượng hơn vô thường nhiều. 

A: Ý là bạn đang phủ nhận câu kia không phải của Phật, hay bạn không đồng ý với quan điểm đó nếu nó là của Phật?

B: Theo mình là do dịch sai ý hoặc viết lại mà không nắm hết ý. Do Pháp rất rộng nghĩa. Nói về 1 chữ Pháp không phải ai cũng giải nghĩa tường tận được đâu, vì nó có quá nhiều nghĩa. Nên họ đưa từ "Pháp" vào càng làm mịt mờ thêm. 

Ví dụ như ai đó hỏi bạn đang ở đâu? Bạn nói là tôi ở Việt Nam. Câu trả lời không sai nhưng chưa chi tiết và chưa biết bạn ở đâu tại Việt Nam cả.

Để sát nghĩa hơn, chi tiết hơn ta phải nhìn ra được mối tương quan của 1 cặp quy luật Vô thường và Vô ngã. Tương ứng với sự vật hiện tượng (hình tướng) và thuộc tính của sự vật hiện tượng (bản chất). 

Vạn sự vô thường.

Vạn tính vô ngã.

Sự liên kết này rất sát và gắn liền với nhau. Nói về vô thường luôn phải gắn liền với vô ngã. Tương tự nói về hình tướng của vạn vật phải nói về thuộc tính, bản chất của chúng.

Sang Do và bạn (Aug 8, 2021)

 

THẢO LUẬN 17

A: Theo anh Trí tuệ là gì?

B: Trí tuệ có rất nhiều cách hiểu theo từng tôn giáo, tư tưởng khác nhau. Nhưng dù được hiểu theo cách nào đi nữa thì trí tuệ đều là khả năng, năng lực xử lý thông tin. Nếu 1 người có khả năng xử lý thông tin siêu việt thì người đó có trí tuệ siêu việt. Nếu 1 người nào đó có trí nhớ siêu việt thì không hẳn là có trí tuệ siêu việt vì người đó chỉ như 1 thư viện di động mà thôi, nhiều khi còn thua tất cả các máy chủ của Google trên thế giới.

Còn thông tin chứa đựng trong vũ trụ là vô hạn.

A: Vậy theo anh thông tin bên ngoài được chúng ta tiếp nhận và xử lý như thế nào?

B: Có 2 cách tiếp nhận và xử lý thông tin:

(1) Cách thông thường: Phân chia bộ não thành các khu vực lưu trữ thông tin và khu vực xử lý khác nhau. Thông tin bên ngoài được tiếp nhận, sàn lọc, xử lý và chuyển qua lưu trữ. Nhiều người não bộ có khả năng ghi nhớ siêu việt, tức lưu trữ được rất nhiều thông tin lâu dài. 

Lợi thế của phương pháp này là truy xuất thông tin nhanh vì thông tin đã được xử lý và lưu trữ sẵn trong não bộ.

Nhược điểm là khả năng lưu trữ của não bộ luôn bị giới hạn và phân mảnh. Sự phân mảnh ngay trong bộ nhớ và cả trong việc phân chia não ra nhiều chức năng khác nhau -> khu vực trống, không xử dụng của não bộ là vô cùng lớn -> không khai thác hết não bộ -> lãng phí.

Mất nhiều năng lượng hơn (riêng duy trì việc lưu trữ thông tin lâu dài đã mất nhiều năng lượng), dễ rối loạn, quá tải cho sự phân chia đa nhiệm này -> giảm hiệu quả, dễ mệt mỏi.

Ngoài ra còn 1 nhược điểm vô cùng lớn của phương pháp này chính là càng gia tăng khả năng lưu trữ thông tin trong não thì càng giảm khả năng sáng tạo.(*)

Do đó, rất nhiều người có trí nhớ siêu hạng nhưng sự sáng tạo ra cái mới làm thay đổi thế giới là vô cùng hạn chế. Họ chỉ như 1 thư viện di động không hơn không kém.

(*)Giả định khả năng sáng tạo ban đầu mà vũ trụ ban tặng cho người đó là 7/10, nhưng nếu người đó càng tập trung rèn luyện khả năng ghi nhớ thì mức sáng tạo sẽ giảm dần xuống dưới 7 và hơn nữa...

(2) Cách đặc biệt: Rèn luyện để biến não bộ thành 1 trung tâm xử lý thông tin chuyên biệt, giảm tải gần như toàn bộ khu vực ghi nhớ lâu dài, chuyển các chức năng ghi nhớ lâu dài sang ghi nhớ tạm thời (RAM). Lấy chính vũ trụ và môi trường xung quanh làm bộ nhớ thông tin lâu dài, tức mọi thông tin vốn vẫn được lưu trữ xung quanh chúng ta, trong tự nhiên và trong vũ trụ.

Lúc này não bộ chỉ tập trung vào vấn đề tiếp nhận, sàn lọc và xử lý thông tin -> liên kết, xâu chuỗi -> truy xuất ra kết quả hợp lý và có hệ thống.

Ưu điểm: Thông tin trong vũ trụ là vô hạn -> mở rộng bộ nhớ đến vô hạn.

Chuyên biệt hóa chức năng -> tối ưu hóa khả năng của não bộ -> giảm tiêu hao năng lượng lâu dài, giảm phân mảnh.

Do chức năng xử lý thông tin của não bộ được tập trung -> tăng hiệu quả xử lý lên nhiều lần.

Gia tăng sự sáng tạo vô cùng, thật ra sự sáng tạo cũng chỉ là những thông tin "lạ" được tiếp nhận từ vũ trụ, vượt ra ngoài những thông tin thông thường do số đông tiếp nhận. 

Muốn tiếp nhận được những thông tin đó thì ta phải có khả năng xử lý thông tin hơn người bình thường. Giống như người bình thường chỉ nghe được những âm thanh có tần số nhất định hoặc ngửi được các mùi trong khoảng cách, hay nồng độ nhất định, hoặc nhìn thấy ánh sáng trong dải quang phổ nhất định...

Sự sáng tạo và ảo tưởng là hoàn toàn khác nhau. Một số ảo tưởng có thể vô tình trùng với sáng tạo. Nhưng ảo tưởng thường không dựa trên trí tuệ để đưa ra những ý tưởng, sự tưởng tượng có xác suất đúng với quy luật tự nhiên cao. Tức ảo tưởng có sai số rất lớn đến vô cùng lớn so với sáng tạo.

A: Cách thứ 2 em thấy vô cùng khó, phải chăng đó là khả năng thiên bẩm hay có thể rèn luyện?

B: Chúng ta có thể rèn luyện hoặc không thể rèn luyện dựa trên tố chất riêng của mỗi người. Nhưng tôi nghĩ đối với số đông thông thường thì có thể rèn luyện được bởi vì tôi là 1 trong số đó. Tôi chỉ là 1 con người vô cùng bình thường, chỉ số IQ đã từng test là 105, có thể còn thua nhiều bạn ở đây.

Sau đây là chia sẻ trải nghiệm của bản thân về những thứ có thể giúp tôi thay đổi:

1. Bài học lớn đầu tiên khi tôi cất tiếng khóc chào đời đó chính là tình yêu, bài học lớn thứ 2 khi tôi trưởng thành đó chính là lòng trắc ẩn (bác ái, từ bi). Bạn có thể đọc 2 bài viết này để hiểu hơn: https://www.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/746783305996321/

Lòng trắc ẩn giúp tôi khai mở và đón nhận được rất nhiều tín hiệu, thông tin tốt từ mọi người và vũ trụ.

2. Thiền định

3. Tập quan sát thiên nhiên, tự nhiên nhiều hơn. Mọi quy luật, nguyên lý khoa học đều được đút kết từ tự nhiên. Thiên nhiên, tự nhiên chính là cuốn Kinh sách gốc với ngôn ngữ gốc thực sự. Ví dụ, khi tôi chưa thỏa mãn câu trả lời trong sách giáo khoa về Bản chất của màu sắc, tôi tập quan sát nhiều các vật chứa màu sắc, lá cây...ngày qua ngày và cuối cùng tôi đã tìm ra bản chất thực sự của màu sắc là gì. 

4. Tập thói quen sáng tạo và suy nghĩ khác đi nhất là đối với các câu hỏi có nhiều đáp án. Tôi không ưu tiên chọn các đáp án mà số đông có thể chọn. Giống như trong chụp ảnh, cùng 1 cây cầu Golden Gate nhưng có những góc chụp 100 người có 90 tấm hình giống hệt nhau. 

Tập suy nghĩ cái mới, với những giả thuyết mới sau đó cố gắng tìm tòi, học hỏi, đọc sách...để cố gắng chứng mình sai, quá trình đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần -> kiến thức tăng lên nhiều, hiểu sâu hơn + giữ lại được cái mới tạm đúng và hợp lý tại từng thời điểm -> tạo thành 1 cái lõi, nhân mới -> nuôi dưỡng, nâng cấp và hoàn thiện dần.

A: Vậy anh đã đạt được mức độ nào trên con đường phát triển trí tuệ theo hướng thứ hai?

B: Nếu chia theo thang bậc 10 thì tôi mới đi được đến khoảng số 3.

Từ giai đoạn 2 trở đi là tôi đã không còn tập trung thu nhận kiến thức từ việc đọc sách. Hiện tôi tập trung vào khám phá chính mình và tự nhiên nhiều hơn.  

Sang Do (Aug 19, 2021)

 

THẢO LUẬN 18

A: Khủng long có tội gì mà phải tiệt chủng theo thuyết nhân quả?

B: Trước khi trả lời trực tiếp câu hỏi, tôi dùng Phương pháp luận đề để phân tích, làm rõ vấn đề chính cần được giải đáp trong câu hỏi trên. Vậy "tội" hay "tội lỗi" là gì?

Tội lỗi thuộc phạm trù Đạo đức là những quy định chung của 1 nhóm người hay đại diện đa số để dùng làm nền tảng phán xét, xử phạt -> điều hành xã hội. Nhiều việc phi đạo đức sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và tính mạng của 1 cộng đồng người -> các nguyên tắc này phát triển dần -> tạo nên các nền tảng về pháp luật.

Có các tội được Pháp luật hóa thành chuẩn mực chung cho toàn nhân loại, nhưng cũng có các tội chỉ được quy định bởi 1 nhóm nhỏ người, hay ngay cả chỉ quy định trong gia đình, hay cả quy định của riêng vợ hay chồng... Do đó, tội có ý nghĩa rất rộng từ rõ ràng đến ranh giới rất mập mờ giữa có tội hay không có tội. Ví dụ tội về chính trị, bảo vệ lợi ích giai cấp. Chồng giấu tiền riêng là 1 tội mà nhiều bà vợ quy định...

Dù phạm vi của tội lỗi rất rộng, nhưng các tội lỗi có 1 điểm chung là được quy định bởi con người và dùng con người làm trung tâm của sự phán xét.

Tội lỗi luôn được đặt trong mối quan hệ giữa người với người và người với các đối tượng khác (như với thần linh, God..., con người với các loài động vật, con người với tự nhiên...). 

Quay lại 2 đối tượng chính trong câu hỏi trên là khủng long và tự nhiên. Cả 2 đều là mối quan hệ nằm ngoài con người. Do đó để trả lời câu hỏi này ta có 2 cách sau:

(1) Trả lời cái gì cũng đúng, bởi vì bạn và tôi đều là những kẻ ngoài cuộc -> mỗi người có thể tự quy định tội trạng cho khủng long. 

(2) Nếu bỏ hẳn con người qua 1 bên thì tự nhiên có bắt tội khủng long hay không? Hay khủng long có nhận thức được chúng phạm tội gì với đồng loại, với các loài khác hay không?...Tội lỗi là quy định và khái niệm của con người, lấy con người làm trung tâm -> tự nhiên và các loài động vật cũng không cần đưa ra khái niệm đó với nhau.

Không còn khái niệm tội lỗi nữa trong trường hợp này nhưng luật nhân quả vẫn làm tốt nhiệm vụ của nó.

Vận động là quy luật cơ bản của vũ trụ. Vạn vật trong vũ trụ đều vận động, các electron của nguyên tử vận động không ngừng, photon, hạt vi tế...đều vận động không ngừng. 

Vận động (dao động) -> thay đổi -> sai khác /trước sau. Tính sai khác (dị biệt) và tính trước sau (nhân quả).

-> Sự thay đổi, sự vô thường, thành trụ hoại diệt mà vạn vật trong vũ trụ đều không tránh khỏi. Một cục đá vô tri cũng tự phân hủy theo thời gian. Núi cũng từng là biển, biển cũng là núi...

A: Quay về con người, vậy con người cũng không cần nghĩ về tội lỗi, thiện ác vì tự nhiên vốn đã vậy? Nếu bất ngờ có 1 thiên thạch rơi xuống xóa sổ toàn nhân loại, thì người xấu cũng như người tốt cũng đều chung số phận cả sao?

B: Nói về con người là 1 câu chuyện hoàn toàn khác. 

Con người khác với các loài động vật, cây cối và các đồ vật vô tri khác. Con người có hệ ý thức phát triển -> đặc quyền chủ động so với muôn loài. Con người có thể cải tạo và tác động đến tự nhiên vô cùng lớn như bom nguyên tử có thể thay thế cả thảm họa tự nhiên. Hay tạo ra các giống loài mới, tạo ra robots, sự nhân tạo thay thế 1 phần vai trò của tự nhiên. Con người có thể di cư đến các hành tinh khác trong tương lai. 

Nếu nói về khía cạnh tôn giáo và thần học thì con người có linh cách (mang hơi thở của Thượng đế) hay Phật tính, Chân ngã...

Khủng long hay các loài vật khác tác động lên tự nhiên rất hạn chế -> sự bị động hoàn toàn trước tự nhiên. Con người có được sự chủ động và ảnh hưởng nhiều đến tự nhiên -> chủ động tạo ra nhân và nhận quả do mình tạo ra. Nếu nhân xấu (tác động xấu vào tự nhiên nhiều) -> quả xấu lãnh nhận nhiều (biến đổi khí hậu, lũ lụt là ví dụ hoặc các loại vũ khí sinh học, hóa học, virus mới...). 

Còn nói về nội tại trong xã hội loài người, nếu ta bỏ đi khác khái niệm tội lỗi hay đạo đức thì con người sẽ không còn nền tảng pháp luật. Vậy ai bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống bình yên cho cộng đồng dân cư? Luật nhân quả lại vận hành. 

Không nhắc đến pháp luật, bạn muốn thân cận hay chơi với người Ác hay Thiện? Bạn muốn người khác phạm tội, đe dọa hay nguy hại tới bạn hay không? Nếu không thì tại sao bạn phải sống Ác để người khác xa lánh. Bạn và họ đều không muốn điều đó. Luật nhân quả lại vận hành.

Ngay cả khi chúng ta không biết có thiên đường hay kiếp sau hay không. Nhưng sống bác ái, từ bi ở đời này thì dễ nhận lại nhiều điều tốt hơn. Lòng trắc ẩn, bác ái từ bi luôn đi liền với trí tuệ như tôi đã phân tích trong bài viết này.  https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/798639960810655/

Còn nếu có kiếp sau hay địa ngục mà ta sống buông thả, ác độc ở đời này thì cái mà bạn nhận lãnh sẽ rất bi thảm.

Ngoài ra, tôi cũng đã phân tích vì sao xã hội những người tốt sẽ nhận được nhiều hạnh phúc hơn so với xã hội những người Ác qua bài viết này. 

Vì sao Làm người là việc quan trọng nhất cần làm?

Sang Do (Aug 24, 2021)

 

THẢO LUẬN 19

A: Anh có quan tâm đến việc Thiền định không, vì em thấy Thiền là hướng đến giác ngộ?

B: Theo bạn, Giác ngộ là gì?

A: Giác ngộ là biết và hiểu mọi thứ, hoặc thành Phật...

B: Giác ngộ có nhiều nghĩa, có 2 nghĩa phổ biến nhất: Một là sự tỉnh thức để nhận ra con đường đi đến chân lý. Hai là sự bừng sáng nhận ra 1 hoặc nhiều chân lý trong vũ trụ bao la mà trước giờ ta không thể nào có thể học hiểu được. Trong cả 2 nghĩa trên đều chỉ ra ngưỡng thay đổi trong tâm thức, theo hướng vượt ra ngoài giới hạn tri thức thông thường của mỗi người.  

Biết và hiểu hết mọi thứ, hoặc thành Phật...như cách hiểu của bạn ở trên là 1 phần kết quả của sự giác ngộ tuyệt đối (toàn giác). Bởi vì có rất nhiều vị không đạt được thành tựu như Đức Phật nhưng họ vẫn từng giác ngộ đó thôi. Giác ngộ không chỉ nói về tri thức, hiểu biết thông thường, mà chính yếu là nói về sự thay đổi để trạng thái tinh thần đạt được sự an lạc lâu dài.

A: Có quá nhiều phương pháp để giúp ta giác ngộ, làm sao để biết rằng đó là một phương pháp thực chứng đáng tin cậy? Tại vì thiền đôi khi cũng gặp ảo giác. Thực tại mình đang sống, theo em khó có thể kiểm chứng. 

B: Cách kiểm chứng đơn giản nhất là thông qua 1 chữ "HÀNH".

Mọi tư tưởng, phẩm chất của 1 người sẽ phát xuất ra bên ngoài bằng hành động mà những người xung quanh có thể cảm nhận được. Sự phát xuất này được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (ngôn từ, phi ngôn từ, cơ thể, hơi thở, tâm thái, âm điệu, nhịp điệu...) qua những hoạt động thường ngày. 

Kết quả của chúng là sự tác động, ảnh hưởng đến người khác, cách mà ta cảm nhận người đối diện và ngược lại. Nếu một người đi đúng đường thì họ sẽ thay đổi mọi cử chỉ, hành động, lời nói theo hướng tích cực dần -> lan tỏa những năng lượng tích cực, an lạc đó đến những người xung quanh và cũng vô tình giúp mọi người thay đổi theo hướng tốt hơn qua từng ngày, từng tháng, từng năm...

A: Vậy anh đã đạt đến mức độ nào?

B: Tôi chỉ mới nhận ra toàn bộ con đường mình phải đi và đang chập chững ở các bước sơ khởi. Cách thức chính để ta quán chiếu bản thân là nhận ra sự thay đổi, tiến bộ qua từng ngày. Những người tiếp xúc với ta trước đây nếu gặp lại, họ sẽ cảm nhận được sự thay đổi đó. Đó là 1 con đường rất dài gần như vô tận. Điều quan trọng nhất không phải là lúc nào ta đến đích, mà quan trọng nhất là hàng ngày vẫn thấy ta đang đi, tiến lên dù từng bước chậm rãi -> kết quả hoàn thiện dần bản thân và sự tác động tích cực đến những người xung quanh thông qua từng thay đổi nhỏ đó.

A: Vậy những người hiểu và giảng giải được chân lý thì chưa chắc Giác ngộ nếu họ không thể "HÀNH" - biến những điều đó thành phẩm chất của chính họ thông qua hành động?

B: Tôi không dám phán xét ai vì tôi cũng chỉ là người bình thường như các bạn. Có thể trước đây tôi còn tệ hơn các bạn. Tôi nghĩ trong câu bạn hỏi đã tự có câu trả lời. Nhưng tôi xin chia sẻ 1 vài quan điểm cá nhân theo kinh nghiệm triết học và trải nghiệm tâm linh hiện có như sau: 

1. Ta nên tập trung thời gian phán xét, chiêm nghiệm chính mình hơn là phán xét người khác. 

2. Trên toàn bộ ngôn ngữ tri thức của con người chỉ có hợp lý mà không phải là chân lý. Nó có thể tiệm cận chân lý nhưng vẫn không phải là chân lý. Chân lý thuộc về tự nhiên, quy luật vận hành của tự nhiên. Tự nhiên cũng không cần sự phán xét của con người để được gọi là chân lý.

3. Những bậc chân tu biết hòa vào tự nhiên để thực chứng, chứng ngộ chân lý của vũ trụ. Điều này cũng giống như họ thưởng thức 1 tách trà, trên tinh thần khác nhau thì sẽ có trải nghiệm khác nhau. Một khi ai đó miêu tả hương vị của 1 tách trà bằng ngôn từ thì nó đã không còn là hương vị thực sự của tách trà. 

Do đó, theo thuyết Zezro: đối với con người không tồn tại vị thầy tuyệt đối, mà chỉ tồn tại những đồng môn, sư huynh những người đã đi trước. Bởi vì không có vị thầy nào thực sự truyền đạt chân lý. Bởi vì chân lý không phải là món vật để truyền thừa, trao lại, mà chân lý luôn ở quanh ta, cách tiếp cận duy nhất là tự mỗi người phải thực chứng.

Thực tế trong cuộc sống, thầy cũng từng là trò, hoặc học hỏi trò trong vài trường hợp. Người đi trước chưa chắc đã đến đích trước và ngược lại.

Do đó, suốt cuộc đời này tôi chỉ có đồng môn, những người bạn, những người cùng đam mê để chia sẻ nhau kinh nghiệm trong quá trình vượt qua chính mình và chứng thực các chân lý đã có sẵn trong vũ trụ. Xin đừng gọi tôi là thầy!

Sang Do (Nov 27, 2021)

 

THẢO LUẬN 20

A: Anh nghĩ sao về sự cần thiết của 1 người Thầy trên con đường tìm Đạo và khai mở trí tuệ?

B: Cực kỳ quan trọng. Nhưng đối với bản thân tôi thì không chỉ cần 1 người thầy mà là cần vô số người thầy.

A: Anh có thể giải thích rõ hơn? Nếu nhiều người thầy thì ta có câu "lắm thầy rối ma", sao ta biết đi hướng nào đúng?

B: Việc xử lý thông tin tôi đã có viết 1 bài riêng: https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/805973853410599/

Lấy ví dụ về bản thân, cuộc đời tôi chia làm 3 giai đoạn: Khao khát tìm thầy, khao khát làm thầy và khao khát làm trò.

Dù giai đoạn nào thì tâm địa tốt, tình yêu, lòng trắc ẩn chính là đường ray xuyên suốt để giữ ta đi đúng hướng trên con đường học hỏi và hoàn thiện bản thân mình.

A: Anh có thể giải thích rõ hơn về 3 giai đoạn? Xin lỗi anh vì 1 chút ngoài lề. Em cảm thấy không thoải mái khi nghe từ "tâm địa tốt". Thường em nghe quen hơn với từ "lòng tốt" hay "tâm địa độc ác". 

B: Tôi chỉ lấy trải nghiệm của bản thân để chia sẻ về 3 giai đoạn của cuộc đời:

1. Khao khát tìm thầy. Giai đoạn này kiến thức và trí tuệ còn sơ khai.

2. Khao khát làm thầy. Giai đoạn này kiến thức và trí tuệ đã có được 1 chút, hay 1 mức độ nào đó, hay "cảm thấy" giỏi hơn nhiều người trong 1 lĩnh vực cụ thể. 

3. Khao khát làm trò. Giai đoạn này tôi nhận ra tất cả mọi người đều có gì đó đáng để tôi học hỏi, ngay cả những thất bại và sai lầm của người đó. 

Đừng nên phán xét hay chê cười sự hớ hênh của họ. Ta phải cảm ơn họ thật nhiều mới đúng. Ta cảm ơn họ bởi vì cho ta học miễn phí, còn họ phải đóng học phí. Hãy tận dụng điều đó!

Ngay chính sự khó chịu của bạn khi nghe từ "tâm địa tốt" cũng giúp tôi học hỏi, rồi tìm những từ ngữ đúng đắn và dễ nghe hơn. Bạn cũng vừa làm Thầy của tôi mà bạn không hề nhận ra. 

A: Từ khi nào anh nhận ra giai đoạn 3? Những lợi ích của việc khao khát làm trò?

B: Tôi bắt đầu dần nhận ra sau khi chia sẻ Quan điểm riêng của mình về Vũ trụ, Tôn giáo và Con người trên social media cách đây hơn 8 năm. Lúc chia sẻ, tôi vẫn giữ quan điểm của giai đoạn 2 là dạy người khác về 1 kiến thức mới, 1 học thuyết mới...

Nhưng thực tế thì tôi đã học và thu nhận được nhiều hơn là những gì tôi chia sẻ. Rất nhiều các bạn góp ý về nội dung và hình thức (cả các lỗi sai chính tả). Những câu hỏi và phản biện của mọi người giúp tôi hoàn thiện hơn Thuyết Zezro từ những ý tưởng mơ hồ ban đầu, giúp tôi có thêm các ý tưởng mới để bổ sung, cập nhật nó qua các phiên bản. Do đó, thuyết Zezro sẽ được cập nhật mãi mãi qua vô số phiên bản trong tương lai. Trong sách và các bài viết, tôi cũng nói rõ về sự học hỏi liên tục này: "thuyết Zezro là thành quả của cộng đồng mà không phải của 1 cá nhân nào cả."

Việc khao khát làm học trò có rất nhiều ưu điểm sau:

1. Không giới hạn về sự mở rộng kiến thức -> Tổng hợp và hệ thống được tinh hoa của mọi hệ tư tưởng. Ta có thể học Kinh Thánh, Kinh Vệ Đà, Kinh Phật, Kinh Koran...tiếp cận mọi các tác phẩm từ triết học, thần học đến thơ ca, văn chương, nghệ thuật...sau cùng là quay về tự nhiên để đối chiếu và trải nghiệm để chuyển hóa từ lý thuyết qua thực chứng.

2. Không sợ sai. Sai ta có thể sửa và hoàn thiện hơn. Vì ta xin mãi làm trò mà không phải là Thầy.

3. Không tự đóng mình trong 1 khuôn khổ nào đó được mặc định sẵn.

4. Phát huy hết tiềm năng của bản thân -> luôn sống là chính mình -> có cá tính riêng và sự nhận diện riêng. Ta dễ dàng nhận thấy nếu Tất Đạt Đa là bản sao của Àlàra Kàlama hay Uddaka Ràmaputta thì đã không có Đức Phật ngày nay, nếu Khổng Khâu là bản sao của LãoTử thì đã không có Khổng Tử ngày nay. Mỗi người trong chúng ta đều có sự đặc biệt và giá trị riêng, đều là Thầy và cũng là Trò.

Sang Do (Jan 16, 2022)