The Liar's Paradox
Nghịch lý kẻ nói dối có rất nhiều phiên bản, trong đó đầu tiên và nổi tiếng nhất là Nghịch lý Epimenides. Tóm tắt nội dung chính của các phiên bản nghịch lý nói dối như sau:
Một anh chàng phát biểu: "Tôi đang nói dối!". Vậy anh ta nói dối hay không?
Nghịch lý này nghe thoáng qua ta tưởng là 1 trò đùa, nhưng nó là nguồn cảm hứng để Godel tạo ra một trong những khám phá toán học vĩ đại nhất trong thế kỷ 20: Định lý Bất Toàn và hệ quả Tam đoạn luận về sự bất toàn của Vũ trụ.
Tôi sẽ thử dùng Phương pháp Luận đề để giải nghịch lý này:
Do đề bài rất ngắn gọn "Tôi đang nói dối!", nên thông tin cần xử lý và phân tích rất ít. Để tìm thêm thông tin và manh mối, tôi thử liên hệ đến Định lý Bất toàn Godel và tam đoạn luận.
Định lý Bất toàn:
“Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về bản thân nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.”
Tam đoạn luận:
1. Mọi hệ thống đủ phức tạp có thể tính toán được đều bất toàn.
2. Vũ trụ là một hệ đủ phức tạp có thể tính toán được.
3. Do đó vũ trụ là bất toàn.
Godel cho rằng Vũ trụ là 1 hệ bất toàn bởi vì vũ trụ có giới hạn và có thể tính toán được -> phải tồn tại 1 cái gì đó mà ta không thể giải thích được bên ngoài làm tham chiếu.
Như vậy để lý giải vòng tròn nghịch lý "nói dối của nói dối -> thật >< dối" cần 1 cái gì đó bên ngoài tham chiếu. Cái bên ngoài này hoàn toàn ta có thể lý giải được bởi vì lời nói dối có chủ (con người tạo ra); không như sự không xác định nguồn gốc của Vũ trụ.
Vậy làm thế nào để xác định được 1 lời nói dối hay nói thật? Cái gì quyết định?
Đó chính là đối tượng/chủ đề được nói.
Như vậy rõ ràng "nói dối" tự nó không có ý nghĩa nếu nó không đi với 1 đối tượng/chủ đề nào đó cụ thể và xác định. Nói dối về cái gì?
-> vòng lặp nói dối cái nói dối...vẫn sẽ vô nghĩa cho đến khi có đích đến.
Quay lại đề bài: "Tôi đang nói dối!" Tôi đang nói dối cái gì?
-> phải được điều chỉnh bằng: Tôi đang nói dối về vấn đề X nào đó.
Ví dụ: Tôi đang nói dối về việc trễ học hôm qua.
Vậy tôi nói dối hay nói thật về việc đó?
Vòng lặp: Nếu tôi nói dối về việc: Tôi đang nói dối về việc trễ học hôm qua.
-> Tôi nói thật về việc trễ học hôm qua.
Nếu tôi nói thật về việc: Tôi đang nói dối về việc trễ học hôm qua.
-> Việc tôi nói dối về việc trễ học hôm qua là đúng.
Kết luận: Nếu ta áp 1 đối tượng/chủ đề vào "nói dối" thì kết quả không bao giờ có nghịch lý. Điều này cũng dễ hiểu, bởi thực tế, không tồn tại 1 con người luôn nói dối và cũng không tồn tại 1 con người luôn nói thật. Chỉ là khác tỉ lệ %. Tức tùy theo vấn đề cụ thể, hoàn cảnh, không gian, thời gian, đối chiếu sự thật...-> ta mới kết luận được theo từng trường hợp.
Nếu nói: "Tôi luôn nói dối!"(trong mọi trường hợp) thì cũng không tạo ra nghịch lý. Nghịch lý này chỉ được tạo ra khi có thủ thuật ẩn đối tượng -> đánh lạc hướng -> dẫn theo 1 lối mòn trong tư duy.
Sang Do (Apr 30, 2022)
P/s: "Tôi đang nói dối" rất khác với "Mệnh đề này là sai". Nói dối về việc gì? Lấy gì để biết dối hay thật? -> object mới là cái chính người ta ẩn đi.
Trong khi "mệnh đề này là sai" -> lấy gì để biết sai hoặc đúng? Lấy chính nội dung của mệnh đề đó (subject) xác minh và so sánh. Sẽ rất khác với việc lấy tôi (subject) ra xác minh và so sánh.
Đầy đủ hơn là "tôi đang nói dối về vấn đề X". Như vậy ta phải lấy "vấn đề X" (object) ra xác minh và so sánh mà không phải là tôi.
Tham khảo Định lý bất toàn Godel và Tam đoạn luận: https://www.perrymarshall.com/.../godels-incompleteness.../