Karma trong tiếng Phạn có nghĩa là hành động, hành vi, thực hiện công việc...tương đồng như việc ta ném 1 hòn đá lên mặt hồ yên ả -> sóng nước lan tỏa trên mặt hồ hay như việc ta đánh 1 tiếng chuông chùa như trong bài viết này. https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/681215259219793/
Karma là triết lý thâm sâu bật nhất của nền triết học Ấn Độ. Đây là nền tảng triết học của hầu hết tôn giáo lớn tại Ấn Độ. Khái niệm Nghiệp - Nhân Quả trong Phật học cũng được thừa hưởng từ tinh hoa Karma này.
Sự kỳ diệu trong triết lý Karma từ việc giải thích sự hình của vạn vật trong vũ trụ đến sự hình thành xã hội loài người, đến đời sống, tiêu chuẩn đạo đức của mọi tầng lớp nhân dân qua các câu ca dao tục ngữ truyền miệng như: Gieo nhân nào gặt quả đó, Ác giả ác bá, Gieo gió gặp bão, Đời cha ăn mặn đời con khát nước, Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, Ở hiền gặp lành...
Có 12 luật cơ bản của Karma dành cho con người như sau:
1. Luật Phổ quát
Bất cứ cái gì ta gieo vào trong vũ trụ thì có ngày ta sẽ nhận lại chúng. Tương tự như Lực và Phản lực trong Vật lý.
2. Luật Sáng Tạo
Cuộc sống không tự nó tạo ra mà cần ta hành động để tạo ra cuộc sống cho riêng mình.
Tư duy, ý chí và hành động của ta quyết định cuộc đời ta diễn ra như thế nào.
3. Luật Từ Tốn
Bạn phải chấp nhận để đối diện với bất kỳ khó khăn nào xảy ra trong cuộc sống vì nó là lẽ tất yếu. Được mất là lẽ tất yếu hay nó được gọi dưới 1 tên khác là vô thường.
4. Luật Tăng Trưởng
Thay đổi chính ta chính là điều khả dĩ nhất để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt hơn. Đừng cố gắng thay đổi người khác bằng được.
Bạn không thể thay đổi thực tế nhưng bạn có thể thay đổi chính mình với 1 tâm thế khác để đối diện và vượt qua chúng.
5. Luật Tập Trung
Bạn không nên phân tán suy nghĩ cho nhiều vấn đề cùng lúc. Tập trung luôn cho ta sức mạnh lớn nhất. Một mũi khoan có sức mạnh phá tan mọi vật cản. Phân tán suy nghĩ gây nên stress, mất ngủ, mất năng lượng -> giảm sức sáng tạo, giảm hiệu quả hoạt động của não bộ và làm quá tải nó.
6. Luật Trách Nhiệm
Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta làm trong cuộc đời mình. Dám nhận trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm là 1 khả năng phi thường.
7. Luật Liên Kết
Vạn vật trong vũ trụ đều có sự liên kết và chung 1 gốc rễ gọi là tự tính.
Quá khứ, hiện tại, và tương lai là 1 sự kết nối liên tục. Mọi hành động dù nhỏ của 1 người, 1 vật đều tác động đến xung quanh và tạo thành 1 hệ domino tác động không ngừng. "Hiện tượng cánh bướm" là 1 ví dụ.
8. Luật Cho Đi
Giá trị thành công của 1 người được do lường bằng sự hoàn thiện bản thân và sự tác động tích cực đến người khác (cho đi).
Hành vi, thói quen nên gắn liền với suy nghĩ và hành động. Hành động tốt đã khó, nhưng để tạo thành hành vi, khí chất tốt của 1 người càng khó hơn.
9. Luật Hiện Tại
Ta không thể sống ở hiện tại nếu ta cứ mãi đặt tâm trí ngoài thực tại. Ta nên sống cảm nghiệm và nhận thức rõ trong từng hành động nơi thực tại hiện hữu.
Khái niệm sống Chánh niệm trong Mật tông Tây Tạng và sự truyền dạy thực hành của thầy Thích Nhất Hạnh cũng dựa vào nền tảng triết lý này.
10. Luật Thay Đổi
Lịch sử thất bại sẽ cứ lặp lại như là chính nó đã từng nếu ta vẫn giữ những suy nghĩ và hành động cũ để cố làm lại 1 điều gì đó. Chúng ta phải học hỏi từ những thất bại và thay đổi phương pháp cũ hoặc con đường cũ. Sự thay đổi có nghĩa là chúng ta biết thích nghi.
11. Luật Nhẫn Nại
Hầu hết mọi thành tựu, giá trị nhận được từ sự cố gắng đều bắt nguồn bởi yếu tố kiên trì, nhẫn nại. Dục tốc bất đạt. Nhiều khi sự kiên trì là phẩm chất mà 1 người có IQ bình thường chiến thắng những người được xem là thông minh hơn. Mỗi ngày chúng ta sẽ tốt hơn đó là bí quyết. Nhiều người hay nhắc đến quá khứ của bạn. Nhưng khi họ bắt đầu chú ý đến hiện tại của bạn thì bạn đã bỏ xa họ.
12. Luật Động Lực
Phần thưởng là kết quả của năng lượng và nổ lực bạn đặt trong nó. Dù trực tiếp hay gián tiếp, công sức ta bỏ ra đều không hề hoang phí. Thành công cũng chỉ là kết quả của nhiều lần thất bại liên tiếp. Khi bạn dừng chân ở thất bại tức là bạn chưa đủ năng lượng và nổ lực để đi qua các bước kế tiếp và thành quả luôn chờ đợi bạn ở đó.
Nội dung diễn giải bởi
Sang Do (Fed 27, 2022)
Reference: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Karma
Image by Applied Philosophy