"Tính tham" của con người xuất phát từ tình yêu hoặc sự sợ hãi.
"Tính tham" mở rộng bao gồm mong muốn, mong cầu, tham cầu, tham vọng -> làm, hành động vì 1 mục đích nào đó.
*Mong muốn xuất phát từ tình yêu.
Khi ta muốn kiếm tiền từ các nhu cầu chính đáng: lo cho cuộc sống bản thân, gia đình hoặc tặng quà cho người mình yêu thương, giúp đỡ người khác...đều xuất phát từ tình yêu dành cho bản thân hoặc cho người khác.
Ngay cả những tình cảm cao đẹp nhất dành cho đồng loại, như sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, thiện nguyện...đều xuất phát từ tình yêu.
Tình yêu bao gồm cái vỏ bên ngoài và cái lõi bên trong. Cái vỏ bên ngoài là yêu thương chính ta và cái lõi bên trong là lòng trắc ẩn biết yêu thương và nghĩ đến người khác.
Mong muốn luôn có 2 mặt, đặt kỳ vọng -> có thể thất vọng. Lòng trắc ẩn, lòng xót thương tự nó đã tồn tại 1 nỗi buồn đồng cảm -> có thể rơi nước mắt vì nỗi đau của người khác. Đây chỉ là cơ chế tâm sinh lý bình thường.
Theo quan điểm của tôi, con người không thể đạt đến trạng thái "vô ưu", "dục thần túc" tuyệt đối, nếu có nó chỉ mang tính tạm thời. Sự tu tập chỉ đưa ta đến sự tiệm cận của những điều trên mà không thể dứt bỏ hoàn toàn bởi sự tác động về cơ chế tâm sinh học từ thân xác.
Sự mong muốn từ tình yêu là nguồn gốc của Thiện.
*Tham muốn xuất phát từ sự sợ hãi.
Nỗi sợ hãi thường có nguyên nhân từ tầm nhìn hạn hẹp, sự thiếu hiểu 1 phần hay toàn bộ vấn đề nào đó (vô minh).
Tham muốn từ sự sợ hãi là nguyên nhân của hành động Ác.
Tức cái Ác luôn đến từ sự sợ hãi trong sâu thẳm.
Sợ đánh mất cái mình đang có, sợ sẽ không có cái mình mong muốn: sợ nghèo, sợ đói, sợ bệnh tật, sợ mất quyền lực, sợ mất tài sản tích trữ được...
Bảo vệ sự sống -> sợ bị áp bức về tâm lý hoặc thể xác, tham sống sợ chết...
Mọi khởi đầu của nỗi sợ chính là sự tưởng tượng. Ta tưởng tượng, hình dung nó trước -> dẫn đến Sợ hãi.
Do đó, sự tưởng tượng chi phối toàn bộ hành động và ra quyết định. Tưởng tượng luôn bay cao bay ra hơn thực tế -> làm ta chùng bước.
Ví dụ như lái xe đạp qua 1 thanh ván nhỏ bắt qua ao cá và lái xe đạp trên cùng 1 thanh ván được đặt trên mặt đất.
Trong khởi nghiệp trong kinh doanh, sự tưởng tượng thiếu hiểu biết đầy đủ là nguồn gốc của mọi thất bại.
Sự tưởng tượng thiếu hiểu biết có thể dẫn đến 2 hướng -> 1. Sự tưởng tượng vượt quá thực tại -> tự tin thái quá hoặc tô hồng tương lai.
2. Sự tưởng tượng dưới thực tại -> sợ hãi, lo lắng, chùng bước -> không dám đi tiếp, hoặc lưỡng lự, thiếu quyết đoán.
Sự tưởng tượng làm 1 số người lãnh đạo, người nắm quyền lực, vận mệnh đất nước chùng bước khi muốn thay đổi tư duy hoặc hướng đi cho 1 quốc gia.
Ngay cả họ đã nhìn thấy được xu hướng tất yếu, con đường đúng đắn và sự thật. Trừ những trường hợp tham lam quyền lực, tiền bạc...Có nhiều vị lãnh đạo, vua quan 1 nước không sợ mất quyền lực hay tiền bạc vì cuộc đời họ đã trải đủ. Nhưng họ sợ. Nỗi sợ này đến từ việc họ tưởng tượng những gì diễn ra sau khi thực hiện thay đổi: sự thanh trừng, trả thù...
Do đó, nếu ta đứng dưới góc nhìn thấu hiểu, đặt ta vào vị trí của người khác để hiểu cái Ác của họ chung quy cũng đến từ sự sợ hãi, thiếu hiểu biết, vô minh -> có cái nhìn nhân văn -> xoa dịu, giảm thiểu được sự phản khán càng mạnh của nỗi sợ và cái Ác -> giảm sự thiệt hại xảy ra đến tối đa trong tương lai.
Một bạn hỏi: Vậy ta có được Yêu và Sợ nữa không? Tham có nên không? Tham ở đây có là điều tồi không hay phải nhìn nhận ở nhiều góc độ?
"Tính tham" trong bài viết này là thuộc tính cơ bản của con người có thể xác, bị chi phối bởi các quy luật sinh học.
Tương tự như "Lạm phát" trong nền kinh tế hiện nay, tối thiểu phải có lạm phát tự nhiên. Góc nhìn này thoáng hơn Phật pháp cho rằng "Tham - Sân - Si" là nguồn gốc của mọi khổ đau và phải diệt nó, loại bỏ nó. Góc nhìn này chỉ ra đối với con người thì "Tính tham" không thể loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ tiết chế, tức giảm thiểu nó -> đến mức tự nhiên. Tương tự như Lạm phát tự nhiên trong nền kinh tế. Ta không thể loại bỏ hoàn toàn lạm phát, mà chỉ giữ nó ở mức chấp nhận được -> giúp 1 nền kinh tế được xem là khỏe mạnh.
Như vậy, từ góc nhìn này, Yêu và Sợ hãi, chính nó không là tội lỗi. Chúng chỉ là những cảm xúc tự nhiên. Tội lỗi chỉ gây ra khi có tác động xấu đến người khác do động cơ và sự kém hiểu biết (vô minh) của mình từ tình yêu hoặc sự sợ hãi.
Ví dụ: Yêu chính ta, gia đình, người thân bất chấp gây thiệt hại cho người khác. Yêu thương chiều chuộng con cái không đúng cách -> con cái hư hỏng.
Sự sợ hãi dẫn đến hành động tổn thương, tổn hại người khác.
Theo tôi, bạn yêu hoặc sợ hãi chỉ gây thiệt hại, tổn thương cho chính bạn sẽ không là tội lỗi. Nhưng điều này là bất khả thi vì chí ít bạn có ba mẹ, người thân quen...Khi bạn làm tổn thương chính mình -> gây ra đau khổ cho họ. Do đó, cái chết trong tự tử không phải là hết và được giải thoát như nhiều người nghĩ. 1. Khổ đau vẫn còn đó cho người ở lại. 2. Nó chính là sự bế tắc về tinh thần, sự trốn tránh thực tại -> chúng ta cũng không biết sau cái chết diễn ra như thế nào nhưng nếu thông tin về tiềm thức của ta vẫn được bảo lưu, thì đó chỉ là hành động bê nguyên cái nhà tù tâm thức này đến 1 hệ quy chiếu mới mà thôi.
Các ví dụ cho việc áp dụng thực tế thành công vì thấu hiểu nỗi sợ hãi là nguyên nhân của cái Ác:
Nelson Mandela đã đàm phán trực tiếp với những kẻ thù của mình, của nhân dân Nam Phi là các lãnh đạo của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid để đưa đất nước Nam Phi thay đổi.
Sự thấu hiểu về cái Ác và sự sợ hãi, lòng vị tha với những người đã từng cầm tù (27 năm), tra tấn ông, cùng hàng triệu người dân Nam Phi khác + với tầm nhìn rộng lớn về 1 tương lai của dân tộc -> Ông đã xoa dịu được nỗi sợ của các lãnh đạo cầm quyền về vấn đề trả thù, thanh trừng..., đảm bảo được sự an toàn lâu dài cho con cháu họ -> giúp họ yên tâm buông bỏ quyền lực, cùng chung tay hòa giải dân tộc và xây dựng đất nước, đưa đất nước thoát ra khỏi vũng lầy của lịch sử.
Hành động này cũng được Mahatma Gandhi thực hiện tương tự để giải phóng Ấn Độ. Cũng như bà Aung San Suu Kyi áp dụng để đàm phán với thủ lĩnh phe quân đội để giúp chuyển biến nền dân chủ cho Myanmar.
Sang Do (May 1, 2022)