Bạn Nagi Kobayashi có đặt ra vấn đề: "Có phải vì đời sống càng đầy đủ, con người không chịu "được khổ" nên thời bây giờ người tu Phật không còn chịu cái khổ đó nữa, nên tu không thành, chính là vì họ không nhìn ra cái tình huống "chịu khổ"?"
Khổ hạnh là 1 phương pháp bổ trợ mà không phải là toàn bộ con đường. Đức Phật đã chứng minh điều đó, khi ban đầu Ngài nghĩ đây là toàn bộ con đường để có thể dấn thân. Nhưng kết quả đã không thành công.
"Cái đói kia cũng "sống" trong tâm hồn người ta" Nagi
Thói quen tiết kiệm của người Nhật và nhiều dân tộc khác cũng mang đặc tính tâm sinh học này. Nhưng cái gốc là thiện lương và tự trọng.
Cái đói sống trong tiềm thức + tham lam, ác độc, nham hiểm, ích kỷ...-> mưu mô, lừa lọc, hành động hại người để thâu gom về cho mình, ngay cả khi họ đã no đủ hoặc quá dư giả.
Thiện lương chính là hạt giống để tu hoặc hành Thiền theo Đức Phật.
Không ai tu được như Đức Phật vì lý do chính yếu là Căn cơ và mỗi con người là 1 tiểu vũ trụ khác nhau. Cũng tương tự như không ai giống Krishna, không ai giống Jesus...
Do đó, mọi sự dẫn dắt ban đầu của các Ngài qua kinh sách, câu chuyện chỉ là bước khởi đầu giúp ta tự khám phá chính mình và giúp ta mở được cánh cửa cho con đường tâm linh. Sau khi lĩnh hội đủ, ta sẽ tự khắc nhận ra con đường cho riêng mình. Bởi vì ta chính là ta mà không phải là ai khác.
Cũng giống như mỗi ca sĩ khi tập tễnh bước vào nghề, họ phải lấy 1 hình tượng nào đó, idol nào đó để noi theo, trước khi họ tìm ra và hình thành 1 phong cách riêng.
Con người thường luôn cảm giác thiếu và đói vật chất nhưng hiếm khi thấy đói về tri thức, đói về phẩm hạnh, lòng trắc ẩn với người khác. Theo tôi, đây mới chính là "Cái đói" cần "sống" trong tâm hồn chúng ta.
Sang Do (Apr 26, 2022)