Return to site

CÁCH GIẢM BỚT SỰ SỢ HÃI

Mỗi người sẽ có những nỗi sợ khác nhau, nên sẽ có những cách khác nhau. Có những người nỗi sợ hãi đã ăn sâu vào tiềm thức bởi sự ám ảnh, hay sự tổn thương lớn trong quá khứ, dẫn đến họ không thể thoát ra được. Muốn đối diện với sự sợ hãi thì trước tiên người đó phải có quyết tâm thay đổi trước đã. Vượt qua chính mình là cánh cửa đầu tiên và cũng là khó nhất.

Để vượt qua chính mình, ta phải nâng cao được 2 thứ cực kỳ quan trọng là Ý chí (nghị lực) và Trí tuệ (sự hiểu biết).

@Ý chí (nghị lực) ngoài nền tảng tự nhiên, hoàn cảnh sống nó còn đến từ sự rèn luyện bản thân. Ta có thể rèn luyện ý chí theo lộ trình từ thấp đến cao.

*Thấp: Ta có thể đặt bản thân vào 1 khuôn khổ. Ví dụ: Có người thì đặt mục tiêu mỗi ngày chạy bộ, đi bộ ít nhất 2km. Có người đặt mục tiêu mỗi ngày phải đọc được tối thiểu 5 trang sách. Trẻ em thì tự xếp chăn mền sau khi thức dậy, đánh răng 2 lần trong ngày, để đồ đạc gọn gàng. Như tôi tự đặt mục tiêu mỗi ngày phải viết ít nhất 500 từ.

*Cao:

(B1)Ta cần thực hành cùng với 1 người đã vượt qua được cột mốc đó. Ví dụ tập lái xe, thì cần có người dạy và đi cùng ban đầu, leo núi, bơi lội...

(B2)Ta hãy tự nâng cao hơn độ khó của thử thách trong cuộc sống 1 chút. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ mỗi ngày, mỗi tuần sẽ tăng quãng đường lên; đi leo núi thì ngày càng đi xa hơn, cao hơn...

(B3) Tập thoát khỏi khuôn khổ của cuộc sống theo hướng tốt hơn, trải nghiệm hơn cho bản thân nhưng tuyệt đối đừng gây hậu quả xấu cho người khác. Ví dụ như đi cắm trại xa, tạo 1 hành trình xa đến nhiều nơi mà mình chưa tới, tập nghĩ khác đi với những gì đang có...

(B4) Khám phá bản thể bằng thiền định. Thiền định giúp giảm sự sợ hãi bởi sự đau đớn về thân xác và đau khổ về tinh thần đáng kể. Vì buông bỏ là 1 thuộc tính cơ bản trong thiền định. Sự buông bỏ bao gồm tạp niệm, nỗi sợ hãi, sự đau khổ, suy nghĩ và thân xác.

(B5) Cố gắng xây dựng nên thế giới quan cho riêng mình. Vì trong ngôi nhà của chính mình, mình sẽ hiểu rõ nhất về nó và có được cảm giác an toàn nhất. Xây dựng thế giới quan riêng bắt nguồn từ thói quen tự lập, tự chủ đến phong cách riêng, cá tính riêng, rồi đến tư duy độc lập, cuối cùng là sự sáng tạo tối đa mọi thứ theo cách riêng của mình, tránh đi vào lối mòn. Vì trong lối mòn hiện tại vẫn còn quá nhiều nỗi sợ hãi.

@Tri thức (Hiểu biết), việc nâng cao tri thức cũng giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết thế giới xung quanh thông qua trải nghiệm, khả năng tư duy và học hỏi.

Trước đây có quá nhiều thứ ta không biết nên cũng có quá nhiều thứ để phải sợ. Việc nâng cao kiến thức giúp ta hiểu về nó hơn và nỗi sợ nên dần được thay thế bằng sự tò mò, ham học hỏi và khám phá.

Càng nâng cao sự hiểu biết - tri thức, nâng cao ý chí - sự đối mặt trực diện, nỗi sợ của ta sẽ càng ngày càng giảm dần. Nếu ta có đủ nghị lực, đến 1 ngày nào đó, không còn gì để chúng ta phải sợ nữa.

Cái chết là đáng sợ nhất của nhiều người nhưng nếu ta nghĩ, thân xác này đang chiếm đến 1/2 nỗi đau khổ của ta. Thì khi ta được giải thoát khỏi thân xác này, ít nhất ta cũng không bị vướng bận khỏi các xúc giác trên cơ thể để gây ra sự đau đớn. Tức ta đã giảm bớt được 1 phần của sự đau khổ so với hiện tại. Còn đau khổ về tinh thần do ta tạo ra, thì dù trước hay sau khi chết nó vẫn hiện diện đó. Lúc này, ta cần 1 phương thuốc khác để giải quyết nó.